NGƯỜI HƯỞNG ÁN TREO CÓ ĐƯỢC XUẤT CẢNH KHÔNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 2025

Không ít trường hợp người đang hưởng án treo mong muốn được xuất cảnh nhằm xây dựng cuộc sống mới, tìm kiếm cơ hội việc làm, ổn định cuộc sống hoặc đoàn tụ cùng gia đình ở nước ngoài. Tuy nhiên, câu hỏi khiến không ít người băn khoăn là: Người đang chấp hành án treo có được phép xuất cảnh không? Việc di chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời gian thi hành án có vi phạm pháp luật không? Nếu được phép thì thủ tục ra sao, cần đáp ứng điều kiện gì? Đây là vấn đề pháp lý nhạy cảm và dễ gây hiểu nhầm nếu không nắm rõ quy định mới nhất.

Công ty Luật Duy Ích sẽ làm rõ những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến quyền xuất cảnh của người đang hưởng án treo tính đến năm 2025, giúp bạn hiểu đúng, hành động đúng và tránh những rủi ro không đáng có.

XUẤT CẢNH
NGƯỜI HƯỞNG ÁN TREO CÓ ĐƯỢC XUẤT CẢNH KHÔNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 2025

1. Án treo là gì ?

Căn cứ Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về án treo:

“1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tạiĐiều 56 của Bộ luật này.

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người bị kết án tù nhưng không quá 03 năm, được căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì được miễn chấp hành hình phạt tù và ấn định thời gian thử thách.

2. Thời gian thử thách án treo được tính như thế nào ?

Theo quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 thì người được hưởng án treo, không cần phải chấp hành án phạt tù thì sẽ phải thực hiện thêm thời gian thử thách do Toà án ấn định trong khoản từ 01 năm đến 05 năm và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định trong thời gian thử thách đó. Theo quy định này thì thời gian thử thách là một khoảng thời gian bắt buộc thực hiện đối với người được kết án treo.

Vậy thời gian thử thách đối với người bị kết án treo được tính như thế nào? Khi nào thời gian thử thách là 01 năm và khi nào là 05 năm? Toà án quy định về thời gian thử thách đối với người hưởng án treo theo nguyên tắc nào?

Toà án tuyên án và ấn định thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo theo nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP:

Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.

Theo quy định này thì Toà án sẽ ấn định mức thời gian thử thách đối với người hưởng án treo sẽ bằng 02 lần mức hình phạt tù tương ứng với tội danh của người đó. Tuy nhiên, thời gian thử thách không được dưới 01 năm và không được vượt quá 05 năm.

NGƯỜI HƯỞNG ÁN TREO CÓ ĐƯỢC XUẤT CẢNH KHÔNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 2025
NGƯỜI HƯỞNG ÁN TREO CÓ ĐƯỢC XUẤT CẢNH KHÔNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 2025

Bên cạnh đó, tại Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP của Toà án nhân dân tối cao sửa đổi Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP nêu trên thì đã hướng dẫn bổ sung về việc ấn định thời gian thử thách của Toà án cho người được hưởng án treo:

Thời gian đã tạm giữ, tạm giam đối với người bị kết án nhưng cho hưởng án treo không được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù để ấn định thời gian thử thách. Trường hợp trong thời gian thử thách nếu họ phạm tội mới hoặc vi phạm nghĩa vụ buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo thì khi giải quyết Tòa án trừ thời gian họ đã bị tạm giữ, tạm giam này vào thời gian chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo hoặc bản án mới”.

Theo đó, Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP quy định người được Toà án cho hưởng án treo nhưng trước đó đã bị tam giữ/ tạm giam để điều tra hình sự sẽ không được trừ khoảng thời gian đã bị tạm giữ/ tạm giam đó vào thời gian thử thách.

Tuy nhiên, khi người được kết án treo phạm tội mới hoặc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách mà buộc phải chấp hành án phạt tù thì thời gian họ đã bị tạm giữ, tạm giam sẽ được Toà án trừ vào thời gian chấp hành án phạt tù sau này trong trong bản án mới hoặc bản án đã tuyên cho hưởng án treo.

Như vậy, khi tuyên cho một người phạm tội được hưởng án treo thì Toà án sẽ căn cứ vào quy định của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP và Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP đã nêu trên để ấn định về thời gian thử thách tương ứng cho người đó.

3. Người hưởng án treo có được xuất cảnh không ?

Căn cứ khoản 2 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh:

2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

Như vậy, theo quy định trên, người đang hưởng án treo và đang trong thời gian thử thách thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Án treo là hình phạt tù nhưng được cho hưởng án treo, có nghĩa là người bị kết án không phải thi hành án tù nếu tuân thủ các điều kiện của án treo. Một trong những điều kiện của án treo là người bị kết án phải chịu sự giám sát và quản lý của chính quyền địa phương, do đó không được rời khỏi nơi cư trú, bao gồm cả việc xuất cảnh ra nước ngoài. Vì vậy, người hưởng án trao không được xuất cảnh.

Sau khi chấp hành xong thời gian thử thách, được cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền xác nhận về việc không phát sinh vi phạm trong thời gian thử thách thì người đó sẽ được xuất cảnh, được thực hiện mọi quyền của công dân theo quy định.

4. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người hưởng án treo

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh:

b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này

Theo quy định trên, người hưởng án treo và đang trong thời gian thử thách thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh. Như vậy, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người hưởng án treo chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định.

NGƯỜI HƯỞNG ÁN TREO CÓ ĐƯỢC XUẤT CẢNH KHÔNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 2025
NGƯỜI HƯỞNG ÁN TREO CÓ ĐƯỢC XUẤT CẢNH KHÔNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 2025

5. Thi hành án treo như thế nào ?

Thi hành án treo được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ để đảm bảo rằng người được hưởng án treo tuân thủ các điều kiện và yêu cầu của pháp luật. Dưới đây là quy trình cơ bản:

  • Bản án cho hưởng án treo: Tòa án ra quyết định cho bị cáo được hưởng án treo, trong đó nêu rõ thời gian thử thách và các điều kiện phải tuân thủ.
  • Giao người được hưởng án treo cho chính quyền địa phương quản lý: Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, người được hưởng án treo sẽ được giao cho chính quyền địa phương nơi cư trú để quản lý và giám sát.
  • Giám sát và quản lý: Chính quyền địa phương, cụ thể là UBND cấp xã và Công an cấp xã, sẽ chịu trách nhiệm giám sát và quản lý người được hưởng án treo. Họ phải báo cáo định kỳ và phải xin phép chính quyền địa phương khi muốn rời khỏi nơi cư trú vì lý do chính đáng.
  • Xin phép rời khỏi nơi cư trú: Nếu người hưởng án treo có lý do chính đáng để rời khỏi nơi cư trú (ví dụ: công tác, điều trị bệnh), họ phải nộp đơn xin phép gửi đến UBND cấp xã hoặc cơ quan quản lý, giám sát và chỉ được phép rời đi khi có sự đồng ý bằng văn bản từ cơ quan này.
  • Trình báo tại nơi đến: Khi đến nơi tạm trú hoặc lưu trú mới, người hưởng án treo phải trình báo với Công an cấp xã nơi đến và phải được cơ quan này xác nhận bằng văn bản.
  • Không được xuất cảnh: Trong thời gian thử thách, người hưởng án treo không được phép xuất cảnh ra khỏi nước, trừ trường hợp đặc biệt có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
  • Tuân thủ các điều kiện thử thách: Người hưởng án treo phải tuân thủ các điều kiện thử thách mà tòa án đã đặt ra, như không tái phạm tội, không vi phạm pháp luật, và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ báo cáo với chính quyền địa phương.
  • Kết thúc thời gian thử thách: Nếu người hưởng án treo tuân thủ tốt các điều kiện trong suốt thời gian thử thách, họ sẽ được coi như đã hoàn thành án và không phải chấp hành án tù giam. Tuy nhiên, nếu vi phạm, án treo có thể bị thu hồi và phải chấp hành án tù giam.

Việc xuất cảnh đối với người đang hưởng án treo là vấn đề pháp lý quan trọng, đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành. Theo pháp luật hiện hành, người đang trong thời gian thử thách của án treo không được phép xuất cảnh, Việc xuất cảnh đối với người đang hưởng án treo là vấn đề pháp lý quan trọng, đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định hiện hành.

Theo pháp luật năm 2025, người đang trong thời gian thử thách của án treo không được phép xuất cảnh, hy vọng, qua bài viết trên, có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định pháp luật liên quan đến án treo và quyền xuất cảnh, từ đó chủ động hơn trong việc tuân thủ pháp luật cũng như định hướng kế hoạch cá nhân phù hợp trong thời gian thi hành án.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan đầu tư, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều nhà đầu tư về việc thành lập doanh nghiệp.

Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.

Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới doanh nghiệp – đầu tư dưới đây:

Tư vấn thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ…;

Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh;

Hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;

Tư vấn các thủ tục sau khi thay đổi;

Tư vấn thường xuyên các hoạt động doanh nghiệp;

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về “NGƯỜI HƯỞNG ÁN TREO CÓ ĐƯỢC XUẤT CẢNH KHÔNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 2025” của Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Công ty luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.

Xem thêm tại: Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Dân sự 2025

Xem thêm tại: Hòa giải ly hôn theo pháp luật Hôn nhân và Gia đình 2025

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại