Hướng dẫn giải quyết tranh chấp Hợp đồng đặt cọc mua đất nền
Hiện nay các nhà đầu tư huy động vốn góp từ khách hàng để thực hiện dự án bất động sản tương đối nhiều. Kéo theo nhiều hệ lụy phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua đất nền qua bài viết dưới đây.
1. Quy định pháp luật về hợp đồng đặt cọc mua đất nền
Theo khoản 1 Điều 328 BLDS 2015 quy định đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng đặt cọc mua đất nền là sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư và khách hàng về đặt cọc số tiền đảm bảo việc mua đất. Đồng thời bảo đảm nhà đầu tư không bán đất cho người khác khi đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trường hợp các bên phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn thì xử lý như sau:
- Bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc
- Bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đã đặt cọc và số tiền tương đương với tài sản đó.
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất với các thường xảy ra khi:
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ các bên
- Tranh chấp về cam kết trong hợp đồng
- Tình trạng pháp lý của đất: không đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất..
- …
2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua đất nền như thế nào?
Khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể giải quyết mâu thuẫn bằng các cách sau:
Cách 1: Thương lượng
Hai bên tự thương lượng, bàn bạc trao đổi về các vấn đề phát sinh mâu thuẫn để đưa ra hướng giải quyết đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Đây là phương thức không qua trung gian, tiết kiệm chi phí cho các bên.
Cách 2: Hòa giải
Hòa giải là phương pháp có sự tham gia của bên trung gian để hỗ trợ hòa giải, thuyết phục, giải thích mâu thuẫn để các bên có thể đưa ra phương án giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, thương lượng và hòa giải trong nhiều trường hợp không đem lại hiệu quả cao.
Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án
Trường hợp các bên không thể thương lượng, hòa giải về tranh chấp phát sinh trong hợp đồng. Các bên có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện (nêu rõ nội dung tranh hợp đồng đặt cọc mua bán đất);
- Các tài liệu, giấy tờ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện: hợp đồng giao kết, biên lai thu nhận tiền, biên bản làm việc, hồ sơ pháp lý dự án…;
- Giấy tờ pháp lý của người khởi kiện: chứng minh nhân dân/căn cước công dân đối với cá nhân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với pháp nhân;
3. Một số nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua đất nền
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa các bên xuất phát chủ yếu:
- Dự án bất động sản chưa đủ điều kiện huy động vốn theo quy định pháp luật;
- Sự thiếu hiểu biết của khách hàng ,không tìm hiểu về tình trạng pháp lý của đất;
- Nhà đầu tư không cung cấp thông tin dự án theo cam kết trong hợp đồng;
- Các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng giao kết;
- Đất không chuyển nhượng được do không đáp ứng về điều kiện pháp lý;
- …
4. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp
- Đại diện làm việc với bên liên quan khi xảy ra tranh chấp
- Thu thập tài liệu, giấy tờ cần thiết
- Soạn thảo đơn từ, hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện
- ….
Trên đây là nội dung tư vấn về giải quyết tranh chấp hợp đồng của Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng.