Chia thừa kế theo pháp luật 2024? Di sản thừa kế được hạn chế phân chia khi nào?
Hiện nay, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên việc người để lại di sản thừa kế chết không có di chúc tồn tại rất nhiều. Như vậy, di sản của người chết để lại được phân chia thừa kế như thế nào? Và phần di sản đó vướng hạn chế phân chia lúc nào? Qua bài viết này, Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích sẽ giải đáp những nội dung nêu trên.
1. Thừa kế và di sản thừa kế
Thừa kế chính là sự dịch chuyển tài sản thuộc sở hữu của người chết sang cho người còn sống theo quy định pháp luật. Theo đó, có 02 hình thức kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Đối với hình thức thừa kế theo di chúc, theo dõi Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể thấy đây là hình thức chuyển tài sản của người chết cho người sống theo ý chí của người chết lúc còn sống. Về thừa kế theo pháp luật tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ đây là hình thức thừa kế xét theo hàng thừa kế và phải bảo đảm điều kiện cũng như trình tự do luật định.
Bên cạnh đó, di sản thừa kế cũng được Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tại Điều 612 sẽ bao gồm phần tài sản thuộc sở hữu của người chết trong phần tài sản chung với người khác và phần tài sản riêng của người chết.
Xem tại: Người quản lý di sản thờ cúng
2. Thừa kế theo pháp luật
Người chết để lại di sản thừa kế nhưng không có di chúc thì di sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật. Đầu tiên, cần nắm rõ quy định về một trong những trường hợp thừa kế theo quy định pháp luật tại điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 là không có di chúc. Thừa kế theo di chúc thì người được hưởng di sản đã được hiển thị cụ thể trong nội dung di chúc. Còn về những người hưởng thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 bao gồm 03 hàng thừa kế:
– Thứ nhất gồm có cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, chồng, vợ, con nuôi, con đẻ của người chết.
– Thứ hai là ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột nếu người chết là ông bà nội ngoại của cháu.
– Thứ ba gồm cụ ngoại, cụ nội, chú bác cô cậu dì ruột, cháu ruột nếu người chết là chú bác cô cậu dì ruột của cháu, chắt ruột khi người chết là cụ nội hoặc cụ ngoại.
Đương nhiên, những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Theo thứ tự tăng dần thì những người thừa kế hàng sau chỉ được hưởng di sản nếu hàng trước không còn ai được hưởng do không có quyền hưởng, bị truất quyền, từ chối nhận hoặc đã chết.
Việc phân chia di sản thừa kế của người chết theo pháp luật được căn cứ theo Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015. Ngoài quy định chia phần di sản bằng nhau cho những người thừa kế thì phải phân chia di sản cho người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra. Và di sản thừa kế có thể được những người thừa kế yêu cầu phân chia bằng hiện vật. Nếu không thể chia đều di sản bằng hiện vật thì thoả thuận định giá hiện vật, người nhận hiện vật hay bán để chia.
3. Hạn chế phân chia di sản thừa kế khi nào?
Việc hạn chế phân chia di sản thừa kế diễn ra theo ý chí của người lập di chúc trong trường hợp có di chúc và theo thoả thuận của người thừa kế nếu chia theo pháp luật. Theo đó, Điều 661 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ nếu những người thừa kế có thoả thuận về việc di sản sẽ được phân chia sau một thời gian nhất định thì khi hết khoảng thời gian đó mới được mang di sản phân chia.
Nếu việc phân chia di sản khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của bên chồng hoặc bên vợ và gia đình bên còn sống thì được quyền yêu cầu Toà án xác định di sản người thừa kế được hưởng nhưng chưa thực hiện chia di sản trong thời gian cụ thể không quá 03 năm. Nếu hết 03 năm nêu trên thì bên còn sống có thể chứng minh được khi chia di sản thừa kế sẽ vẫn ảnh hưởng đặc biệt đến đời sống thì có thể yêu cầu Toà án gia hạn thêm thời gian không quá 03 năm nữa.
Tham khảo thêm: Di chúc là gì? Các trường hợp di chúc vô hiệu theo Bộ luật dân sự 2015
4. Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế
Luật sư thừa kế bảo đảm quyền và lợi ích của từng chủ thể được hưởng quyền thừa kế, của người quản lý di sản cũng như những người có quan hệ thân thiết với chủ sở hữu tài sản mà họ cũng có thể được hưởng thừa kế thông qua di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện các thủ tục kê khai, phân chia di sản thừa kế và tham gia giải quyết tố tụng tranh chấp về tài sản, xác định hàng thừa kế… Luật sư chúng tôi hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:
Tư vấn lập di chúc hợp pháp;
Tư vấn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc;
Tư vấn thủ tục từ chối nhận tài sản thừa kế;
Tư vấn về thời hiệu thừa kế;
….
Trên đây là nội dung tư vấn về người để lại di sản thừa kế chết thì di sản được phân chia thế nào và di sản thừa kế được hạn chế phân chia khi nào của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích.