Vốn đầu tư được quy định như thế nào theo pháp luật 2024
Có phải mỗi người khi chuẩn bị đầu tư kinh doanh cho một dự án đều nghe qua vốn đầu tư, từ đó đưa ra các thắc mắc liệu đầu tư là gì, có quan trọng với doanh nghiệp hay không? Hãy cùng Văn phòng Luật sư Đà Nẵng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
1. Vốn đầu tư là gì?
- Căn cứ khoản 23 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định: Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
- Theo đó ta có thể hiểu đơn giản hơn vốn đầu tư là toàn bộ những chi phí mà nhà đầu tư cần bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư, vốn đầu tư bao gồm hai nguồn chính là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước.
- Khái niệm vốn đầu tư thường bị nhầm lẫn với vốn điều lệ của doanh nghiệp bởi nhiều người chưa hiểu đúng nghĩa nhất.
- Thông thường vốn đầu tư sẽ gắn liền với các dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành đăng ký kinh doanh.
- Ngoài ra vốn đầu tư là cụm từ thường phổ biến đối với doanh nghiệp FDI – Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Đặc điểm của vốn đầu tư
- Nhà đầu tư có khả năng nhắm đến và thu về lợi nhuận cao hơn. Để được phép tham gia vào việc quản lý hoặc tiến hành các hoạt động kinh doanh sinh lời của doanh nghiệp được đầu tư, công ty đầu tư cần đảm bảo đã đóng đủ số vốn tối thiểu theo quy định trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.
- Phần lớn các quốc gia nhận đầu tư đều đang trong quá trình xây dựng khung pháp lý nhằm thu hút thêm nguồn vốn. Điều này đồng thời tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế và xã hội phát triển ngày càng bền vững hơn.
- Tỷ lệ vốn góp phản ánh tương ứng quyền lợi, nghĩa vụ và mức rủi ro mà mỗi bên phải chịu trong quá trình đầu tư.
- Các chủ đầu tư phải tự mình chịu trách nhiệm về mọi phát sinh tài chính từ hoạt động kinh doanh bởi vì trong suốt quá trình họ đã tiến hành và thỏa thuận dựa trên sự tự nguyện của các bên.
3. Sự khác nhau giữa vốn đầu tư và vốn điều lệ
- Vốn đầu tư và vốn điều lệ vẫn thường hay bị nhầm lẫn với nhau, vốn điều lệ thường được dùng phổ biến hơn nên nhiều người dễ bị mặc định khi đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư dựa vào nguồn vốn điều lệ của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên bản chất của hai loại vốn này vẫn khác nhau nên căn bản chúng ta không thể đồng nhất chúng làm một. Vốn đầu tư sẽ rộng hơn, bởi vì vốn đầu tư sẽ bao gồm một phần hoặc là toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn huy động, vốn vay từ các cá nhân, tổ chức khác.
- Ngay cả trong trường hợp doanh nghiệp bỏ toàn bộ vốn điều lệ của mình vào việc thực hiện một dự án mà không dùng bất cứ nguồn vốn nào khác thì cũng không thể đồng nhất khái niệm nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn điều lệ được.
- Vốn đầu tư có thể linh động tùy trường hợp khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư từng dự án, do đó không thể đồng nhất vốn đầu tư là vốn điều lệ của doanh nghiệp được.
- Vì thế để đảm bảo hoạt động đầu tư thực hiện dự án thì doanh nghiệp thực hiện có thể góp vốn vào vốn đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp mình bên cạnh các nguồn vốn huy động đầu tư khác.
4. Ưu điểm của vốn đầu tư.
Những ưu điểm của vốn đầu tư mang lại là vô cùng to lớn khiến chúng ta không thể phớt lờ đi, từ việc mang lại khả năng sinh lợi nhuận cao đến việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Một quốc gia phát triển bền vững nói riêng và một khu vực phát triển nói chung đều không thể thiếu sự góp mặt của vốn đầu tư.
- Các nhà đầu tư của các công ty, doanh nghiệp nước ngoài là sẽ là bên trực tiếp đề ra các quyết định có nhiều lợi ích nhất cho mình. Do đó để giữ cho nguồn vốn đầu tư luôn được giữ ở trạng thái ổn định, nhà đầu tư cần phải mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại các khu vực mà họ đầu tư.
- Linh hoạt. Điều này là không thể phủ nhận, bởi mỗi dự án sẽ không yêu cầu số vốn đầu tư giống nhau, do đó khi công ty bắt tay vào, để đảm bảo sự an toàn cho các công trình dự án đầu tư, doanh nghiệp có thể góp số vốn điều lệ tùy theo khả năng.
Điều này cho phép các cá nhân, công ty, tổ chức, doanh nghiệp tận dụng được tối đa lợi thế và thế mạnh khai thác tài nguyên, nhân công giá rẻ mà vẫn chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ. Tăng kết quả, năng suất và giảm giá thành của các sản phẩm, dịch vụ sẽ là việc dễ dàng hơn.
5. Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan đầu tư, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều nhà đầu tư hoàn thành các thủ tục đầu tư.
Chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn về vốn đầu tư chuyên nghiệp. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.
Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới doanh nghiệp – đầu tư dưới đây:
- Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Tư vấn thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ…
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh
- Hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Tư vấn các thủ tục sau khi thay đổi
- Tư vấn thường xuyên các hoạt động doanh nghiệp
- …
Trên đây là nội dung tư vấn về vốn đầu tư theo quy định pháp luật năm 2024 của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích.