Quy định về thuận tình ly hôn theo pháp luật Việt Nam 2024

Quy định pháp luật về thuận tình ly hôn năm 2024
Quy định pháp luật về thuận tình ly hôn năm 2024

Quy định về thuận tình ly hôn theo pháp luật Việt Nam 2024

Ly hôn là một vấn đề không chỉ liên quan đến quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến gia đình và cộng đồng. Trong đó, thuận tình ly hôn là một hình thức ly hôn phổ biến, chấm dứt quan hệ hôn nhân trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận. Qua bài viết này, Luật Duy Ích sẽ làm rõ quy định pháp luật hiện hành về thuận tình ly hôn và những vấn đề liên quan khác. 

1. Thuận tình ly hôn là gì

Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu rõ thuận tình ly hôn là việc vợ và chồng đều có yêu cầu ly hôn. Cụ thể, nếu hai bên vợ chồng tự nguyện ly hôn và không xảy ra tranh chấp đối với tài sản chung, con chung, nợ chung thì Toà án sẽ công nhận việc thuận tình ly hôn.

Và nếu không đạt được thoả thuận về tài sản chung, con chung, nợ chung hoặc thoả thuận nhưng ảnh hưởng đến quyền, lợi ích chính đáng của vợ con thì Toà án giải quyết việc ly hôn theo quy định pháp luật. Ngoài ra, tại Điều 3 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn về ly hôn thuận tình theo quy định nêu trên như sau:

– Việc vợ chồng cùng có yêu cầu ly hôn chính là việc hai vợ chồng cùng ký vào đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thoả thuận chia tài sản và quyền nuôi con khi ly hôn. Hoặc có thể là trường hợp một bên có đơn khởi kiện ly hôn và bên còn lại đồng ý ly hôn, đạt thoả thuận về chia tài sản và quyền nuôi con. 

– Thoả thuận về những vấn đề nêu trên giữa vợ và chồng phải đảm bảo không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội. 

– Vợ chồng thoả thuận về việc chia tài sản phải bao gồm trường hợp vợ chồng không yêu cầu Toà án giải quyết đối với việc phân chia tài sản.

– Hơn hết, việc nuôi dưỡng, chăm sóc, trông nom và giáo dục con thực hiện đối với con chưa thành niên, con thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có tài sản để tự nuôi mình hay không có khả năng lao động.

Thuận tình ly hôn là gì?
Thuận tình ly hôn là gì?

2. Hồ sơ ly hôn thuận tình

Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được xác định là việc dân sự. Chính vì vậy, Toà án sẽ giải quyết thủ tục thuận tình ly hôn khi vợ và chồng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như sau:

– Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn 

– Bản sao chứng thực CMND/CCCD của vợ và chồng;

– Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu

– Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

– Bản sao chứng thực giấy khai của con (nếu có con chung)

– Bản gốc đơn trình bày nguyện vọng của con 

Giấy tờ về tài sản chung, nợ chung của 2 vợ chồng trong trường hợp có yêu cầu Tòa án ghi nhận thỏa thuận của vợ, chồng về việc phân chia vào quyết định công nhận thuận tình ly hôn 

Xem thêm: Quy định về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong vụ án ly hôn 2024

3. Trình tự, thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, vợ hoặc chồng đại diện hoặc thông quan bưu điện nộp hồ sơ đến:

– Tòa án nhân dân cấp quận/huyện, nơi đăng ký thường trú/tạm trú hoặc nơi làm việc của vợ/ chồng;

– Tòa án nhân dân cấp tỉnh nếu hôn nhân có yếu tố nước ngoài, ví dụ vợ/chồng là người nước ngoài.

Bước 2: Phân công thẩm phán

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 03 ngày, Chánh án Tòa án sẽ phân công Thẩm phán giải quyết. 

Bước 3: Thụ lý đơn

Sau khi thụ lý hồ sơ, Thẩm phán xem xét và yêu cầu bổ sung giấy tờ cần thiết trong trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo đủ điều kiện Thẩm phán sẽ ra thông báo nộp lệ phí.

Bước 4: Nộp lệ phí

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận thông báo, hai bên đương sự phải hoàn tất nghĩa vụ nộp lệ phí theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự. 

Bước 5: Xét đơn yêu cầu

Tòa án chuẩn bị xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày thụ lý. Trong thời gian này, Toà án sẽ tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ với con, về trách nhiệm cấp dưỡng…

Bước 6: Ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn 

Sau khi tiến hành hòa giải, trường hợp hoà giải thành Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. Trường hợp hoà giải không thành, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, Tòa án xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Trình tự thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn
Trình tự thủ tục giải quyết thuận tình ly hôn

4. Thẩm quyền giải quyết đối với thuận tình ly hôn 

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 35, dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 29  Bộ luật Tố tụng dân sự yêu cầu thuận tình ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp hai bên thuận tình ly hôn thì nộp đơn tại Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn theo điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật này. 

5. Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm

Căn cứ theo khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự chịu một nửa án phí sơ thẩm.

6. Trường hợp miễn lệ phí ly hôn

Theo khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 trong trường hợp thuận tình ly hôn, nếu vợ hoặc chồng nộp tạm ứng tiền án phí là những đối tượng sau thì Tòa án sẽ xem xét miễn lệ phí đối với phần mà vợ và/hoặc chồng phải chịu theo quy định pháp luật:

– Cá nhân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo;

– Người cao tuổi; hoặc là người khuyết tật;

– Người có công với cách mạng;

– Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

– Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Tham khảo: Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt một bên có được không?

7. Dịch vụ tư vấn   

Luật sư ly hôn giải quyết các vấn đề về ly hôn, tranh chấp tài sản chung và giành quyền nuôi con, đảm bảo quyền lợi tối đa của khách hàng. Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục ly hôn và tham gia giải quyết các tranh chấp về tài sản, quyền nuôi con…Luật sư chúng tôi hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:

Tư vấn pháp lý về ly hôn, tranh chấp nuôi con, tài sản, ….

Hỗ trợ chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ khởi kiện ly hôn

Tư vấn phương án giải quyết tài sản chung, nợ chung, … đảm bảo quyền lợi của khách hàng;

Tư vấn về quy định cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, số tiền cấp dưỡng nuôi con và thời hạn cấp dưỡng nuôi con

Tư vấn về thủ tục, hồ sơ giấy tờ nhận nuôi con nuôi, nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thuận tình ly hôn của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Công ty Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;

Bộ phận tư vấn luật Hôn nhân và gia đình – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Công ty Luật Duy Ích

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại