QUY ĐỊNH VỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT THEO PHÁP LUẬT 2025

Trong cuộc sống, hôn nhân là sự kiện pháp lý và tình cảm thiêng liêng, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Tuy nhiên, không phải cuộc hôn nhân nào cũng được xác lập một cách hợp pháp và đúng quy định. Trên thực tế, vẫn tồn tại những trường hợp kết hôn do cưỡng ép, lừa dối, không đủ tuổi hoặc vi phạm chế độ một vợ một chồng. Những cuộc hôn nhân như vậy sẽ không được pháp luật công nhận và có thể bị Tòa án tuyên hủy kết hôn trái pháp luật.

Công ly luật Duy Ích gửi tới Quý độc giả những quy định liên quan đến hủy kết hôn trái pháp luật như hủy kết hôn trái pháp luật là gì? Ai có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật? Hậu quả pháp lý của hủy kết hôn trái pháp luật ra sao? Xử lý hủy kết hôn trái pháp luật Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này.

QUY ĐỊNH VỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 2025
QUY ĐỊNH VỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 2025

1. Huy kết hôn trái pháp luật là gì?

Tại khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về kết hôn trái pháp luật như sau: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”

Dẫn chiều đến Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

“Điều 8: Điều kiện kết hôn

  1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

 b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”

Theo đó, kết hôn trái pháp luật là việc một bên hoặc cả hai bên vi phạm các điều kiện kết hôn trên.

“Từ đó có thể hiểu hủy kết hôn trái pháp luật là một chế tài pháp lý trong Luật Hôn nhân và Gia đình, nhằm xử lý các trường hợp kết hôn không hợp pháp, tức là việc kết hôn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng vẫn được đăng ký hoặc chung sống như vợ chồng”

2. Người có thẩm quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

Căn cứ Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật bao gồm:

Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình.

  •  Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 10 yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

QUY ĐỊNH VỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 2025
QUY ĐỊNH VỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 2025

3. Xử lý hủy kết hôn trái pháp luật

Việc xử lý hủy kết hôn trái pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Hướng dẫn thi hành một số quy định của luật Hôn nhân và Gia đình, cụ thể:

– Trường hợp 1: Tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì Tòa án xử lý như sau:

  • Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn.

Ví dụ 1: Anh A sinh ngày 25-01-1996, chị B sinh ngày 10-01-1995. Ngày 08-01-2015, anh A và chị B đăng ký kết hôn. Ngày 25-9-2016, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Tại phiên họp, anh A và chị B đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, nếu xét thấy đã đủ các điều kiện kết hôn khác thì Tòa án xem xét công nhận quan hệ hôn nhân của anh A và chị B kể từ thời điểm cả anh A và chị B đủ tuổi kết hôn, tức là kể từ ngày 25-01-2016.

Ví dụ 2: Anh A và chị B đăng ký kết hôn hợp pháp ngày 05-7-2009 và chưa ly hôn. Ngày 10-5-2012, anh A lại kết hôn với chị C. Ngày 12-6-2014, chị B chết. Ngày 15-5-2015, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C. Tại phiên họp, anh A và chị C đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, nếu xét thấy đã đủ các điều kiện kết hôn khác thì Tòa án xem xét công nhận quan hệ hôn nhân của anh A và chị C kể từ thời điểm chị B chết, tức là ngày 12-6-2014.

Ví dụ 3: Ngày 27-5-2009, chị A bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Ngày 30-9-2009, chị A kết hôn với anh B. Ngày 12-8-2012, Tòa án quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố chị A mất năng lực hành vi dân sự. Ngày 12-02-2015, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Tại phiên họp, chị A và anh B đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, nếu xét thấy đã đủ các điều kiện kết hôn khác thì Tòa án xem xét công nhận quan hệ hôn nhân của chị A và anh B kể từ thời điểm chị A không còn bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

  • Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình.
  • Trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình.

– Trường hợp 2: Hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình thì thực hiện như sau:

  • Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;
  • Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Trường hợp quyết định theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản này thì Tòa án áp dụng quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.

Lưu ý:

– Khi xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân để xác định việc kết hôn có trái pháp luật hay không.

– Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu xử lý việc kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực tại thời điểm giải quyết.

– Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc từ năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì vẫn xử lý theo Thông tư số 60/TATC ngày 22-02-1978 của Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác”.

QUY ĐỊNH VỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 2025
QUY ĐỊNH VỀ HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 2025

4. Hậu quả pháp lý hủy kết hôn trái pháp luật

Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định tại Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

– Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

– Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Hủy kết hôn trái pháp luật là một cơ chế pháp lý nhằm bảo vệ trật tự hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc nắm rõ các trường hợp bị hủy kết hôn, cũng như quyền yêu cầu và hậu quả pháp lý là điều cần thiết, không chỉ với người trong cuộc mà còn với các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của cá nhân và trẻ em.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan đầu tư, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều nhà đầu tư về việc thành lập doanh nghiệp.

Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.

Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới doanh nghiệp – đầu tư dưới đây:

Tư vấn thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ…;

Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh;

Hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;

Tư vấn các thủ tục sau khi thay đổi;

Tư vấn thường xuyên các hoạt động doanh nghiệp;

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Quy định về hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định pháp luật  của Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Công ty luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.

Xem thêm tại: Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Dân sự 2025

Xem thêm tại: Hòa giải ly hôn theo pháp luật Hôn nhân và Gia đình 2025

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại