Quy định về giảm án tử hình
Giảm án tử hình quy định như thế nào? Điều kiện giảm án tử hình là gì? Làm sao để được giảm án tử hình?… Có rất nhiều câu hỏi đặt ra với vấn đề này. Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích sẽ giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết này.
1. Tử hình là gì?
Thực tế, tử hình được hiểu là một hình phạt chết cho người phạm tội. Tử hình được quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng với những người phạm tội xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma tuý, tham nhũng, người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự quy định.
Về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cụ thể được quy định tại khoản 4 Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 là những loại tội phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm đối với xã hội đặc biệt lớn. Và khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy ở mức cao nhất là tử hình.
Hiện nay, có tổng cộng 18 tội phạm áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình theo Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
– Tội phạm chiến tranh.
– Tội chống loài người.
– Tội phá hoại hoà bình, gây chiến tranh xâm lược.
– Tội nhận hối lộ.
– Tội tham ô tài sản.
– Tội khủng bố.
– Tội sản xuất/vận chuyển/mua bán trái phép chất ma tuý.
– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
– Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
– Tội giết người.
– Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
– Tội bạo loạn.
– Tội gián điệp.
– Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
– Tội phản bội Tổ quốc.
Xem thêm: Vi phạm hình sự là gì? Các yếu tố cấu thành vi phạm hình sự?
Án tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất nhằm loại trừ những đối tượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội. Nhưng pháp luật Việt Nam vẫn tạo điều kiện khoan hồng đối với những trường hợp thuộc quy định tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về việc không áp dụng hình phạt tử hình:
– Người phạm tội khi dưới 18 tuổi.
– Phụ nữ mang thai, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội/ khi xét xử.
– Người phạm tội khi đủ 75 tuổi trở lên.
Ngoài ra, những trường hợp không thi hành án tử hình được quy định tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 gồm:
– Người đủ 75 tuổi trở lên.
– Phụ nữ có thai/ nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
– Người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ bị kết án tử hình nhưng sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Những quy định này thể hiện rõ tinh thần bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em; tôn trọng người già; khuyến khích người phạm tội hợp tác tích cực sau khi bị kết án. Nhưng hơn hết, cơ quan chức năng vẫn phải có sự xem xét kỹ lưỡng, minh bạch nhằm tránh hệ quả làm suy giảm hiệu quả của hệ thống xử lý tội phạm.
2. Giảm án tử hình
Quy định tại khoản 6 Điều 63 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về giảm mức hình phạt đã tuyên có nêu rõ:
6. Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm.
Như vậy, nếu người bị kết án tử hình được giảm án thành tù chung thân thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu phải đủ 25 năm. Tuy nhiên, dù được giảm nhiều lần thì thời hạn thực tế chấp hành hình phạt vẫn phải đảm bảo là 30 năm.
Tham khảo: Thời hạn của hình phạt tù tính từ ngày nào
Theo khoản 2 Điều 66 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:
2. Không áp dụng quy định của Điều này đối với người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII, Chương XXVI, Điều 299 của Bộ luật này; người bị kết án 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương XIV của Bộ luật này do cố ý hoặc người bị kết án 07 năm tù trở lên đối với một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 248, 251 và 252 của Bộ luật này;
b) Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này.
Trường hợp người bị kết án tử hình và được chuyển thành tù chung thân hoặc thuộc các trường hợp không thi hành án tử hình đối với người bị kết án như phụ nữ có thai/ nuôi con dưới 36 tháng tuổi; người đủ 75 tuổi trở lên; người phạm tội tham ô, nhận hối nhưng tích cực hợp tác và nộp lại ¾ tài sản tham ô; lập công lớn thì sẽ không được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
3. Luật sư tư vấn hình sự
Luật sư hình sự uy tín bào chữa, hùng biện giỏi, bảo vệ và biện hộ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho hành vi của bạn.
Trong trường hợp khách hàng hoặc người thân không may liên quan đến một vụ án hình sự, khách hàng cần liên hệ ngay với luật sư để được tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, hạn chế tối đa tình trạng oan sai, cũng như thực hiện các giải pháp cần thiết để được áp dụng tối đa các tình tiết giảm nhẹ, hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước.
Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và tham gia giải quyết tố tụng đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền lợi của bị hại… Luật sư chúng tôi hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:
Tư vấn và soạn thảo đơn từ trong tố tụng hình sự
Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho khách hàng
Hướng dẫn người bị hại viết đơn trình bày rõ hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo
Hỗ trợ khách hàng phân tích, đánh giá và tìm kiếm chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự
…
Trên đây là nội dung tư vấn về các thành phần tham gia một phiên tòa hình sự của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng.