Quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe

Sức khỏe con người luôn là quan trọng nhất cần được bảo vệ. Pháp luật quy định các trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe để bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân khi bị xâm phạm. Vậy người bị xâm phạm sẽ được bồi thường như thế nào theo quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ nêu rõ hơn về vấn đề này.

  1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm phát sinh khi có đầy đủ các căn cứ sau đây:

  • Có hành vi trái pháp luật của chủ thể.
  • Có hậu quả là thiệt hại về sức khỏe của cá nhân xảy ra.
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại về sức khỏe đó.

Như vậy, người nào có hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác mà gây thiệt hại thì phải bù đắp bằng khoản tiền hoặc vật chất để người bị xâm phạm phục hồi sức khỏe, khắc phục hậu quả mà người có hành vi xâm phạm gây ra.

Không phải mọi trường hợp có thiệt hại về sức khỏe đều sẽ được bồi thường mà cần có hành vi, hậu quả và mối liên hệ giữa chúng để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe.

  1. Quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe

Theo Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định thiệt hại về sức khỏe bao gồm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ….
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. Xác định thu nhập thực tế của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị có hay không.  Dựa vào mức lương hoặc tiền công theo hợp đồng lao động.
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.

Theo đó, Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo:

  • Thiệt hại do pháp luật quy định;và
  • Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trên đây là nội dung về quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số liên lạc 0912 987 103. Chân thành cảm ơn.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty Luật Duy Ích tại Đà Nẵng.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Danabook, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Số điện thoại: 091 298 7103

Gmail: luatduyichdanang@vanphongluatsudanang.com

Fanpage: Văn phòng luật sư Đà Nẵng

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại