Ly hôn đơn phương tài sản chung chia đôi được không?

Ly hôn đơn phương tài sản chung chia đôi được không?

Ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án giải quyết quan hệ hôn nhân, tài sản chung và con cái. Vấn đề giải quyết tài sản chung trong hôn nhân gặp nhiều vướng mắc khi vợ chồng không xác định và không chấp nhận chia tài sản. Vậy ly hôn đơn phương tài sản chung của vợ chồng có được chia đôi không? Bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng phân tích các quy định pháp luật về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Ly hôn đơn phương tài sản chung chia đôi được không?
Ly hôn đơn phương tài sản chung chia đôi được không?

1. Ly hôn đơn phương là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực của vợ chồng. Như vậy, chỉ có Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho vợ chồng kể cả trường hợp thuận tình hay đơn phương ly hôn.

Ly hôn đơn phương là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn, chia tài sản chung và quyền nuôi con cái. Ngoài ra, Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Ly hôn đơn phương tài sản chung chia đôi được không?
Điều kiện ly hôn đơn phương

2. Điều kiện ly hôn đơn phương 

Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương cho vợ/chồng căn cứ vào các điều kiện sau: 

– Tình trạng hôn nhân lâm vào trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài do các yếu tố sau:

  • Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
  • Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
  •  Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

Có căn cứ vợ, chồng có hành vi ngược đãi, ngoại tình, không yêu thương, chăm sóc lẫn nhau nhiều lần, mặc dù đã được hòa giải, gắn kết mối quan hệ nhưng vẫn tiếp tục có các hành vi trên dẫn đến đời sống hôn nhân không thể kéo dài, ngột ngạt cho các bên thì có căn cứ để Tòa án giải quyết đơn phương ly hôn.

– Mục đích hôn nhân không đạt được  là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

Như vậy, có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng nhiều lần và tiếp tục kéo dài làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án giải quyết ly hôn theo yêu cầu một bên.

Ly hôn đơn phương tài sản chung chia đôi được không?
Ly hôn đơn phương tài sản chung chia đôi được không?

3. Ly hôn đơn phương tài sản chung được chia đôi không?

Theo điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định tòa án ưu tiên sự thỏa thuận giữa vợ chồng khi phân chia tài sản chung khi ly hôn. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung. 

Nguyên tắc chia đôi tài sản nhưng có tính đến các yếu tố 

Tài sản chung được chia đôi tương đương mỗi bên nhận 50% giá trị tài sản. Tuy nhiên, Tòa án sẽ xem xét nhiều yếu tố để phân chia cho phù hợp với hoàn cảnh các cặp vợ chồng căn cứ các yếu tố sau:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

Xét đến các yếu tố về năng lực hành vi, sức khỏe, tài chính, khả năng lao động tạo ra thu nhập của vợ chồng sau ly hôn. Theo đó, bên nào gặp khó khăn hơn sẽ được nhận phần tài sản đáng kể hơn để đảm bảo cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình vợ, chồng.

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

  • Sự đóng góp từ nguồn thu nhập tài sản riêng trong khối tài sản chung của vợ chồng. Vợ chồng có công việc, thu nhập riêng từ hoạt động kinh doanh, lao động và đóng góp, phát triển khối tài sản chung. Ngoài ra, người vợ làm công việc nội trợ ở nhà được xem là lao động có thu nhập tương đương với công sức của người chồng. 

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

  • Việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc phân chia tài sản phải đảm bảo cho các bên sau ly hôn tiếp tục duy trì kinh doanh để ổn định cuộc sống.

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

  • Lỗi là một trong các yếu tố quan trọng khi Tòa án xem xét phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Các hành vi như: ngược đãi, ngoại tình, bỏ bê vợ con và các hành vi vi phạm nghĩa vụ hôn nhân gia đình…

Như vậy, có thể hiểu khối tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được chia đôi tương đương mỗi bên nhận 50% giá trị tài sản. Tuy nhiên, Tòa án sẽ xem xét nhiều yếu tố để phân chia cho phù hợp với hoàn cảnh các cặp vợ chồng. 

Nguyên tắc chia tài sản bằng hiện vật

Theo khoản 3 điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được thì chia theo giá trị được định giá từ hiện vật. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần được hưởng thì phải thanh toán lại cho bên kia phần chênh lệch.

Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc quyền sở hữu của người đó

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Ly hôn đơn phương tài sản chung chia đôi được không?
Nguyên tắc chia tài sản chung

4. Luật sư tư vấn Hôn nhân và gia đình

Luật sư hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:

  • Tư vấn pháp lý về ly hôn, tranh chấp nuôi con, tài sản, ….;
  • Hỗ trợ chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ khởi kiện ly hôn
  • Tư vấn phương án giải quyết tài sản chung, nợ chung, … đảm bảo quyền lợi của khách hàng;

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chia tài sản chung khi ly hôn đơn phương của Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;

Bộ phận tư vấn luật Hôn nhân và gia đình – Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng.

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại