THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY LOGISTICS MỚI NHẤT 2024

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY LOGISTICS MỚI NHẤT 2024

Trong những năm gần đây, ngành logistics tại Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng toàn cầu và thúc đẩy kinh tế trong nước. Cùng với sự gia tăng nhu cầu dịch vụ logistics, ngày càng có nhiều cá nhân và doanh nghiệp quan tâm đến việc thành lập công ty trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, logistics là một ngành đặc thù, chịu sự điều chỉnh chặt chẽ bởi các quy định pháp luật.

Do đó, Luật Duy Ích sẽ cung cấp cái nhìn chi tiết về thủ tục thành lập công ty logistics theo các quy định hiện hành qua bài viết này, giúp bạn chuẩn bị kỹ lưỡng và tránh những rủi ro không đáng có.

Thủ tục thành lập công ty logistics mới nhất 2024
Thủ tục thành lập công ty logistics mới nhất 2024

1. Dịch vụ logistics là gì? 

Dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại 2005, trong đó các doanh nghiệp giúp khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến hàng hóa như nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan, đóng gói, và giao hàng…. Các doanh nghiệp này thực hiện công việc theo yêu cầu của khách hàng và nhận tiền công. Nói đơn giản, đây là dịch vụ hỗ trợ vận chuyển và quản lý hàng hóa một cách chuyên nghiệp. 

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng năm 2024

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Điều 234 Luật Thương mại năm 2005 như sau:

– Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định pháp luật được xem là thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

– Ngoài ra, chi tiết điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics sẽ do Chính phủ quy định. 

Cụ thể, Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics chi tiết tại Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP gồm:

– Thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistics tại Điều 3 Nghị định này như dịch vụ xếp dỡ, kho bãi container, chuyển phát, đại lý vận tải hàng hoá, đại lý làm thủ tục thuế quan,…. thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện về đầu tư – kinh doanh theo quy định pháp luật về dịch vụ đó. 

– Những thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nêu trên còn phải tuân thủ quy định thương mại điện tử nếu toàn bộ hoạt động kinh doanh tiến hành bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. 

– Tuy nhiên, ngoài việc đáp ứng những điều kiện này, riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức thương mại Thế giới muốn kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Khi kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa), nhà đầu tư nước ngoài được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam. Hoặc được góp vốn, mua cổ phần hay phần vốn góp trong doanh nghiệp với tỷ lệ không quá 49%. Số lượng thuyền viên nước ngoài làm việc trên tầu cũng không vượt quá 1/3 định biên tàu. Đặc biệt, thuyền trưởng hoặc thuyền phó đầu tiên phải là công dân Việt Nam. 

+ Đối với kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, nhà đầu tư được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp. Và tỷ lệ vốn góp là không quá 50%, được phép thành lập hiện diện thương mại dưới hình thức hợp tác kinh doanh tại Việt Nam.

+ Nếu kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container ở mãng hỗ trợ mọi phương thức vận tải trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay thì nhà đầu tư nước ngoài được thành lập hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp với tỷ lệ vốn góp không quá 50%.

+ Trường hợp nhà đầu tư kinh doanh dịch vụ thông quan trong dịch vụ hỗ trợ vận tải biển sẽ được phép thành lập, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp và phải có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Hiện diện thương mại tại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài cũng được cho phép thành lập dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

+ Đối với kinh doanh các dịch vụ khác như kiểm tra vận đơn, môi giới vận tải hàng hoá, kiểm định hàng hoá, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng, dịch vụ nhận và chấp nhận nhận hàng, chuẩn bị chứng từ vận tải, nhà đầu tư được phép thành lập, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp với điều kiện trong đó phải có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.

+ Tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% đối với việc thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp trong trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá thuộc dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa, dịch vụ vận tải hàng hoá thuộc dịch vụ vận tải đường sắt. 

+ Và tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài sẽ không quá 51% với trường hợp thành lập doanh nghiệp, mua cổ phần, phần vốn góp, góp vốn trong doanh nghiệp hoặc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá thuộc dịch vụ vận tải đường bộ. Ngoài ra, lái xe của doanh nghiệp phải 100% là công dân Việt Nam. 

+ Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư với trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định pháp luật về hàng không.

+ Riêng về kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật, những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được phép thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp mà trong đó phải có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau 03 năm. Hoặc không hạn chế vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài sau 05 năm từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh dịch vụ đó.

Tuy nhiên, việc thực hiện dịch vụ phân tích, kiểm định kỹ thuật tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng sẽ bị hạn chế hoạt động. Nhà đầu tư nước ngoài không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp GCN cho các phương tiện vận tải. 

– Nếu nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng các điều ước quốc tế quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics thì việc áp dụng điều kiện đầu tư sẽ do nhà đầu tư lựa chọn một trong các điều ước đó.

Tham khảo: Thủ tục thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

3. Trình tự, thủ tục thành lập công ty Logistics 

Quy trình, thủ tục thành lập đối với công ty Logistics có vốn đầu tư trong nước, được quy định như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Hồ sơ thành lập công ty logistics gồm có:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Vốn điều lệ

– Điều lệ doanh nghiệp

– Bản sao chứng thực: Giấy CCCD hoặc Hộ chiếu của người đại diện được uỷ quyền và văn bản uỷ quyền, Quyết định thành lập doanh nghiệp, Quyết định về việc góp vốn và các giấy tờ khác có liên quan,..

– Danh sách các thành viên hoặc cổ đông, đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. 

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Nhà đầu tư có thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thông qua:

– Bưu điện.

– Nộp trực tiếp tại phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.

– Thông qua trực tuyến trên cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Thực hiện việc nộp lệ phí đăng ký (trường hợp nộp hồ sơ qua hình thức online thì không phải nộp phí)

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp

Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp cho doanh nghiệp kinh doanh logistics.

Trong trường hợp không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo văn bản hướng dẫn cho doanh nghiệp về cách điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ. Sau đó, doanh nghiệp có thể nộp lại hồ sơ.

Bước 5: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. 

Bước 6: Khắc dấu và mẫu con dấu của doanh nghiệp 

Sau khi nhận giấy phép kinh doanh, cá nhân hoặc tổ chức cần tự khắc con dấu cho doanh nghiệp của mình. Doanh nghiệp quyết định về loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung của con dấu theo Điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2020. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. 

Bước 7: Xin giấy phép kinh doanh hành nghề con của công ty

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đăng ký và xin giấy phép kinh doanh cho các ngành nghề liên quan đến dịch vụ logistics. Ví dụ như một số dịch vụ sau: 

– Dịch vụ xếp dỡ container (hỗ trợ vận tải biển): Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển (Nghị định 160/2016/NĐ-CP), Giấy chứng nhận cho phép khai thác cảng biển (Nghị định 37/2017/NĐ-CP);

– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa): Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển (Nghị định 160/2016/NĐ-CP);

– Dịch vụ kho bãi: Giấy phép kinh doanh dịch vụ kho bãi…

Trình tự thủ tục thành lập công ty Logistics
Trình tự thủ tục thành lập công ty Logistics

4. Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp 

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan đầu tư, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều nhà đầu tư về việc thành lập doanh nghiệp.

Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.

Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới doanh nghiệp – đầu tư dưới đây: 

Tư vấn thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ…

Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh

Hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Tư vấn các thủ tục sau khi thay đổi

Tư vấn thường xuyên các hoạt động doanh nghiệp

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục thành lập công ty Logistics theo quy định pháp luật mới nhất của Văn phòng Luật Duy Ích – Luật Đà Nẵng. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại  091 298 7103.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng.

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại