Tham nhũng là gì? Tác hại của hành vi tham nhũng

Tham nhũng là gì? Tác hại của hành vi tham nhũng

Tham nhũng tồn tại và phát triển chặt chẽ ở bộ máy nhà nước. Tham nhũng diễn ra ở mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, nó làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân. Theo thuật ngữ hiện nay, tham nhũng là hành động lợi dùng quyền hành để thu lợi bất chính từ người dân. Vậy tham nhũng là gì? Quý khách hàng có thể tham khảo quy định về tội tham nhũng qua bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng

Tham nhũng là gì? Tác hại của tham nhũng
Tham nhũng là gì? Tác hại của tham nhũng

1. Tham nhũng là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 thì: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng thì: 

Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Như vậy, khi thực hiện hành vi tham nhũng thì kẻ tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn” của mình như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Đây là yếu tố cơ bản để xác định hành vi tham nhũng.

Tham nhũng là gì? Tác hại của tham nhũng
Tham nhũng là gì? Tác hại của tham nhũng

2. Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định có những hành vi tham nhũng sau đây:

  • Tham ô tài sản;
  • Nhận hối lộ;
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
  • Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
  • Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
  • Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; 
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
  • Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
  • Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Bên cạnh đó, theo khoản 1, 2 Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 thì tham nhũng không những xảy ra trong khu vực nhà nước mà còn nằm ngoài khu vực nhà nước.

Tham nhũng là gì? Tác hại của tham nhũng
Tham nhũng là gì? Tác hại của tham nhũng

3. Nguyên nhân và tác hại của tham nhũng 

3.1 Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng 

  • Bộ máy nhà nước còn lạc hậu, yếu kém
  • Mức lương của cán bộ, công chức quá thấp. Tiền lương không đủ nuôi gia đình và bản thân
  • Bị ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán: hay biếu quà cáp để cảm ơn,…
  • Thiếu môi trường cạnh tranh lành mạnh
  • Nguyên nhân chủ quan:
  • Cơ chế, chính sách của nhà nước chưa đầy đủ và hoàn thiện
  • Phẩm chất đạo đức của hầu hết cán bộ, công chức ngày càng suy thoái
  • Ở nhiều nơi chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi người về vấn nạn phòng chống tham nhũng

3.2 Tác hại của hành vi tham nhũng

Tham nhũng có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những hậu quả mà tham nhũng mang lại cho đời sống con người như sau:

  • Tác hại về chính trị

Tham nhũng đã làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp trung ương, ở những công trình, dự án lớn mà còn xuất hiện ở các cấp chính quyền cơ sở – cơ quan tiếp xúc với nhân dân hằng ngày.

  • Tác hại về kinh tế:

Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn vè tải sản của Nhà nước, làm lủng đoạn kinh tế thị trường. Không những vậy, còn gây thiệt hại lớn đến tài sản, công sức, thời gian của công dân. Hậu quả của hành vi tham nhũng không chỉ là việc tài sản, lợi ích của Nhà nước, của tập thể hoặc cá nhân bị biến thành tài sản riêng của người thực hiện hành vi tham nhũng, mà nguy hiểm hơn, nó còn làm thất thoát, lãng phí 1 lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể và nhân dân.

  • Tác hại về xã hội:

Tham nhũng làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội. Trước những vụ lợi bất chính, nhiều cán bộ, công chức đã không giữ được đạo đức nghề nghiệp. Hiện nay, tham nhũng có ở hầu hết tất cả các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, y tế, ngân hàng, giáo dục,… thậm chí còn xảy ra trong các chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, tham nhũng tiền hàng hóa cứu trợ,… Điều đáng nói hiện nay là việc tham nhũng đã trở nên bình thường hóa đối với một số cán bộ, công chức. Đây chính là biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức một cách trầm trọng.

Tham nhũng là gì? Tác hại của tham nhũng
Tham nhũng là gì? Tác hại của tham nhũng

4. Luật sư tư vấn Hình sự

Luật sư hình sự uy tín bào chữa, hùng biện giỏi, bảo vệ và biện hộ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho hành vi của bạn.

Trong trường hợp khách hàng hoặc người thân không may liên quan đến một vụ án hình sự, khách hàng cần liên hệ ngay với luật sư để được tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, hạn chế tối đa tình trạng oan sai, cũng như thực hiện các giải pháp cần thiết để được áp dụng tối đa các tình tiết giảm nhẹ, hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước. 

Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và tham gia giải quyết tố tụng đại diện, bào chữa., bảo vệ quyền lợi của bị hại…Luật sư chúng tôi hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:

  • Tư vấn và soạn thảo đơn từ trong tố tụng hình sự
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho khách hàng
  • Hướng dẫn người bị hại viết đơn trình bày rõ hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo
  • Hỗ trợ khách hàng phân tích, đánh giá và tìm kiếm chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự

Trên đây là nội dung tư vấn quy định về tội tham nhũng của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng 

 

 

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại