Hôn nhân không chỉ là sự gắn kết tình cảm giữa hai người mà còn là quan hệ pháp lý được pháp luật Việt Nam điều chỉnh nhằm bảo vệ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình. Đến năm 2025, cùng với các chính sách pháp luật mới được cập nhật, việc nắm rõ điều kiện kết hôn, quyền và nghĩa vụ của công dân trong quan hệ hôn nhân, cũng như trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với gia đình là điều cần thiết để xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững và đúng pháp luật.
Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Duy Ích sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết những quy định mới và quan trọng về hôn nhân gia đình theo pháp luật hiện hành.

1. Điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam
Kết hôn là sự kiện pháp lý quan trọng, đánh dấu sự hình thành một gia đình mới. Luật Hôn nhân Gia đình hiện hành quy định rõ các điều kiện để một cuộc hôn nhân được pháp luật công nhận. Cụ thể, căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân Gia đình hiện hành, việc kết hôn phải tuân thủ các điều kiện sau:
– Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Đây là quy định nhằm đảm bảo sự chín chắn về thể chất và tinh thần của người kết hôn.
– Sự tự nguyện: Việc kết hôn phải hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của cả hai bên, không bị ép buộc hay lừa dối. Bất kỳ hành vi ép buộc kết hôn nào đều vi phạm pháp luật.
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự: Người kết hôn phải có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì không được kết hôn.
– Không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và a khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, nghiêm cấm các hành vi sau:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của vợ chồng mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ hôn nhân bền vững, lành mạnh và văn minh.
2. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong hôn nhân gia đình 2025
2.1 Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng về nhân thân
Các quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng về nhân thân được quy định tại Điều 17, 18, 19, 20, 21, 22 và 23 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành như sau:
- Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật hôn nhân và gia đình hiện hành và các luật khác có liên quan.

- Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng
+ Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật hôn nhân và gia đình hiện hành, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
- Tình nghĩa vợ, chồng
+ Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
+ Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
- Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng
+ Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
+ Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng
+ Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
- Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
+ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
2.2 Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình
Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình được quy định tại Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành như sau:
– Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
– Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.
2.3 Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng
Theo Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành thì vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
– Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
– Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì cha mẹ phải bồi thường;
– Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
2.4 Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
Theo Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành thì vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
– Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
– Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành;
– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
– Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

3. Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân gia đình
Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình theo Điều 4 Luật hôn nhân và gia đình hiện hành như sau:
– Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình;
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo sự phân công của Chính phủ. Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan khác thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật.
– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.
Hôn nhân không chỉ là chuyện riêng của hai người mà còn là nền tảng của xã hội. Việc hiểu đúng và thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của vợ chồng theo pháp luật hiện hành sẽ góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh và ổn định lâu dài. Nếu bạn đang có vướng mắc hoặc cần tư vấn pháp lý chuyên sâu về hôn nhân – gia đình, hãy liên hệ Công ty Luật Duy Ích để được hỗ trợ kịp thời và hiệu quả nhé.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan đầu tư, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều nhà đầu tư về việc thành lập doanh nghiệp.
Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.
Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới doanh nghiệp – đầu tư dưới đây:
Tư vấn thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ…;
Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh;
Hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
Tư vấn các thủ tục sau khi thay đổi;
Tư vấn thường xuyên các hoạt động doanh nghiệp;
…
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về “QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA VỢ, CHỒNG TRONG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 2025” của Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Công ty luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.
Xem thêm tại: Điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật năm 2025
Xem thêm tại: Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài năm 2025