QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO LUẬT ĐẤT ĐAI 2024

Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua đã mang đến nhiều đổi mới sâu sắc, trong đó quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung cốt lõi, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai một cách bền vững và minh bạch. Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, việc xây dựng, thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất một cách bài bản là yếu tố then chốt để phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng và bảo vệ môi trường.

Bài viết sau đây Luật Duy Ích sẽ phân tích chi tiết những nội dung liên quan đến Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024.

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

1. Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất là gì?

1.1. Quy hoạch sử dụng đẩt là gì?

Căn cứ khoản 36 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định khái niệm này như sau: “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất và khoanh vùng đất đai cho các mục đích phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng đơn vị hành chính cho thời kỳ xác định”

Quy hoạch sử dụng đất là công cụ để định hướng phát triển dài hạn, bảo đảm việc sử dụng đất đúng mục đích, hiệu quả và bền vững.

1.2 Kế hoạch sử dụng đất là gì?

Căn cứ khoản 28 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định: “Kế hoạch sử dụng đất là việc phân kỳ quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện.”

Có thể hiểu kế hoạch sử dụng đất là việc cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất trong từng thời kỳ nhất định, phân theo từng cấp hành chính (quốc gia, tỉnh, huyện), bảo đảm gắn liền với mục tiêu phát triển, kế hoạch đầu tư công và nhu cầu thực tiễn.

Kế hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành, phân bổ nguồn lực đất đai hợp lý và kiểm soát việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch.

Như vậy, khái niệm quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được pháp luật quy định tại Điều 3 Luật Đất đai 2024

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

2. Các cấp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024

Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Đất đai 2024 quy định về hệ thống quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai như sau:

  • Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
  • Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
  • Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện;
  • Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
  • Quy hoạch sử dụng đất an ninh.

Như vậy, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện có sự đổi mới so với luật Đất đai 2013. Bổ sung thêm quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thay vì quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện thay cho quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. 

3. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

3.1. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất quốc gia

  • Bước 1: Thành lập Hội đồng thẩm định

Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc gia.

  • Bước 2: Gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi tài liệu kế hoạch sử dụng đất quốc gia đến các thành viên Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến góp ý.

  • Bước 3: Tiếp nhận và tổng hợp ý kiến góp ý

Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, các thành viên Hội đồng thẩm định có trách nhiệm gửi ý kiến góp ý bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, hoàn thiện kế hoạch.

  • Bước 4: Tổ chức họp Hội đồng thẩm định

Sau khi kết thúc quá trình lấy ý kiến, Chủ tịch Hội đồng tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định để xem xét, đánh giá và thống nhất nội dung kế hoạch sử dụng đất quốc gia.

  • Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ và trình phê duyệt

Trên cơ sở kết quả cuộc họp thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu, hoàn chỉnh hồ sơ kế hoạch sử dụng đất quốc gia và trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

( Khoản 3 Điều 15 Nghị định 102/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai)

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

3.2. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

  • Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ và báo cáo UBND cấp tỉnh

Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh. UBND cấp tỉnh sau đó trình Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp xem xét, thông qua trước khi gửi hồ sơ đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định.

  • Bước 2: Gửi hồ sơ lấy ý kiến Hội đồng thẩm định

Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đến các thành viên Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến góp ý.

  • Bước 3: Tiếp nhận và tổng hợp ý kiến góp ý

Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, các thành viên Hội đồng thẩm định gửi ý kiến đánh giá, nhận xét bằng văn bản đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, phục vụ công tác thẩm định.

  • Bước 4: Tổ chức họp Hội đồng thẩm định

Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức họp Hội đồng thẩm định để xem xét, đánh giá toàn diện nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.

Bước 5: Thông báo kết quả thẩm định

Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc sau cuộc họp, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông báo chính thức về kết quả thẩm định và gửi đến UBND cấp tỉnh để làm căn cứ hoàn thiện hồ sơ.

Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp thu, giải trình các ý kiến của Hội đồng thẩm định, hoàn thiện lại hồ sơ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

(Khoản 4 Điều 18 Nghị định 102/2024/NĐ-CP)

 

3.3. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

  • Bước 1: Hoàn thiện và báo cáo hồ sơ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Cơ quan quản lý đất đai cấp huyện hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện. Sau đó, UBND cấp huyện trình Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp xem xét, thông qua trước khi gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh để thẩm định.

Lưu ý: Đối với những địa phương không tổ chức HĐND cấp huyện, UBND cấp huyện trực tiếp trình hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh để thẩm định.

  • Bước 2: Gửi hồ sơ lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch đến các thành viên Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến góp ý.

  • Bước 3: Nhận và tổng hợp ý kiến của Hội đồng thẩm định

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các thành viên Hội đồng thẩm định phải gửi ý kiến bằng văn bản về cho cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh. Các ý kiến này sẽ được tổng hợp để phục vụ công tác thẩm định.

  • Bước 4: Tổ chức họp Hội đồng thẩm định

Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi kết thúc việc lấy ý kiến, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh tổ chức họp Hội đồng thẩm định để xem xét và thống nhất nội dung quy hoạch. Sau cuộc họp, kết quả thẩm định được thông báo chính thức cho UBND cấp huyện.

  • Bước 5: Tiếp thu, giải trình và hoàn thiện hồ sơ

Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo kết quả thẩm định, UBND cấp huyện phải thực hiện việc tiếp thu, giải trình các ý kiến của Hội đồng thẩm định và hoàn thiện lại hồ sơ quy hoạch sử dụng đất để gửi lại cho cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh.

  • Bước 6: Trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Sau khi nhận được hồ sơ hoàn chỉnh, trong thời hạn không quá 10 ngày, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình UBND cấp tỉnh xem xét và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

(Khoản 4 Điều 20 Nghị định 102/2024/NĐ-CP)

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

3.4. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện

  • Bước 1: Gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện

Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện lập hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hằng năm và gửi đến cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh để thực hiện việc thẩm định.

  • Bước 2: Lấy ý kiến các sở, ngành liên quan

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đến các sở, ngành có liên quan để lấy ý kiến đánh giá, góp ý.

  • Bước 3: Gửi ý kiến phản hồi

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, các sở, ngành liên quan phải gửi ý kiến bằng văn bản đến cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh để tổng hợp và xem xét.

  • Bước 4: Tổng hợp và thông báo kết quả thẩm định

Chậm nhất 05 ngày làm việc sau khi kết thúc thời gian lấy ý kiến, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh tổng hợp và thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện cho UBND cấp huyện để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.

  • Bước 5: Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện

Sau khi hồ sơ được hoàn thiện trên cơ sở ý kiến thẩm định, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình UBND cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện. Việc phê duyệt phải được hoàn tất trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.

(Khoản 8 Điều 21 Nghị định 102/2024/NĐ-CP)

4. Vai trò của quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong phát triển bền vững

Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất không chỉ là công cụ pháp lý trong quản lý nhà nước về đất đai, mà còn đóng vai trò then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Dưới đây là những vai trò nổi bật của quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong việc hướng đến phát triển bền vững:

  • Định hướng sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất. Việt Nam là quốc gia có quỹ đất hạn chế nhưng nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và gia tăng dân số. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất giúp phân bổ đất đai hợp lý cho các mục đích sử dụng khác nhau như: đất ở, đất nông nghiệp, đất công nghiệp, đất bảo tồn… từ đó đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí và chồng lấn.
  • Hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong những nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững là không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế. Thông qua công tác quy hoạch, các khu vực có giá trị sinh thái cao (rừng đầu nguồn, đất ngập nước, vùng ven biển…) được khoanh vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Đồng thời, các khu vực phát triển công nghiệp, đô thị sẽ được bố trí phù hợp để hạn chế tối đa tác động đến môi trường tự nhiên.
  • Góp phần ổn định xã hội và đảm bảo quyền lợi người dân. Việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất rõ ràng, minh bạch giúp người dân biết trước định hướng sử dụng đất tại địa phương. Điều này tạo cơ sở pháp lý để người dân, tổ chức và doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, xây dựng ổn định và lâu dài. Đồng thời, hạn chế tình trạng khiếu nại, tranh chấp đất đai phát sinh từ các dự án không đúng quy hoạch.
  • Quy hoạc và kế hoạch sử dụng đât là công cụ quản lý nhà nước về đất đai hiệu quả. Quy hoạch sử dụng đất là căn cứ quan trọng để Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất… theo quy định. Nhờ đó, các hoạt động quản lý đất đai trở nên có hệ thống, minh bạch và đồng bộ hơn. Đây cũng là cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
  • Thúc đẩy đầu tư và phát triển hạ tầng một cách chiến lược. Quy hoạch sử dụng đất giúp nhà nước và doanh nghiệp xác định rõ các vùng quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị mới, khu du lịch… Việc này góp phần hấp dẫn nhà đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án và đồng bộ hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật – xã hội như giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục…
  • Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, quy hoạch sử dụng đất giúp dự báo và định hướng sử dụng đất thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan, nước biển dâng, sạt lở đất… Việc quy hoạch các vùng có nguy cơ cao thành đất phi nông nghiệp hoặc đất dự phòng góp phần giảm thiểu rủi ro thiên tai và bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
  • Đảm bảo công bằng và phát triển hài hòa giữa các vùng, miền. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất góp phần điều tiết nguồn lực đất đai giữa các vùng phát triển mạnh và vùng khó khăn. Việc ưu tiên bố trí quỹ đất cho phát triển giáo dục, y tế, an sinh xã hội ở vùng sâu, vùng xa giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng.

Luật Đất đai 2024 với những cải cách mạnh mẽ trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất sẽ tạo hành lang pháp lý vững chắc cho việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả và công bằng. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu lực của pháp luật, cần sự vào cuộc đồng bộ từ các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư.

Việc hiểu rõ và áp dụng đúng các quy định mới sẽ giúp doanh nghiệp, người dân và nhà nước cùng hưởng lợi trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên đất – một tài sản vô cùng quý giá và không thể tái tạo.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan đầu tư, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều nhà đầu tư về việc thành lập doanh nghiệp.

Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.

Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới doanh nghiệp – đầu tư dưới đây:

Tư vấn thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ…;

Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh;

Hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;

Tư vấn các thủ tục sau khi thay đổi;

Tư vấn thường xuyên các hoạt động doanh nghiệp;

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Quy hoạch và kế hoạc sử dụng đất theo Luật Đất đai 2024 của Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Công ty luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.

Xem thêm tại: Đăng ký biến động đất đai pháp luật 2025

Xem thêm tại: Đất nông trường theo quy định của pháp luật năm 2025

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại