Quy định về kết hôn trái pháp luật

Quan hệ hôn nhân được pháp luật công nhận khi nam nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật. Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật khi có yêu cầu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức do pháp luật quy định.

  1. Thế nào là kết hôn trái pháp luật

Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình.”

Điều kiện kết hôn:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn

Như vậy, nam nữ kết hôn không tuân thủ các điều kiện pháp luật quy định được xem là kết hôn trái pháp luật.

  1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật

2.1 Thẩm quyền xử lý việc kết hôn trái pháp luật

Theo khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Tòa án thực hiện việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và pháp luật về tố tụng dân sự.

Khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào các yếu tố sau để quyết định như:

– Yêu cầu của đương sự;

– Điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014;

– Điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

(Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP)

2.2 Trường hợp hai bên kết hôn trái pháp luật vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn tại thời điểm Tòa án giải quyết

Tại khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, trường hợp hai bên đã đăng ký kết hôn nhưng tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì thực hiện như sau:

– Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;

– Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Trong các trường hợp trên thì Tòa án áp dụng quy định tại Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 để giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.

  1. Luật sư tư vấn ly hôn
  • Tư vấn chia tài sản chung khi ly hôn
  • Giành quyền nuôi con khi ly hôn
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ ly hôn
  • Tư vấn các nghĩa vụ chung, riêng của vợ, chồng

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng về một số quy định pháp luật liên quan đến hủy kết hôn trái pháp luật cần nắm rõ. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số liên lạc 0912 987 103. Chân thành cảm ơn.

Bộ phận tư vấn hôn nhân gia đình  – Công ty Luật Duy Ích tại Đà Nẵng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *