Quy định về di sản thờ cúng năm 2024
Theo phong tục của người Việt Nam, việc thờ cúng ông bà tổ tiên đã trở thành một thứ tín ngưỡng quan trọng tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc. Vậy di sản thờ cúng là gì? Cùng tìm hiểu quy định về di sản thờ cúng qua bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích.
1. Di sản thờ cúng là gì?
Theo Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.”
Như vậy, di sản thờ cúng chỉ xuất hiện khi được người lập di chúc để lại, không có trong thừa kế theo pháp luật. Bên cạnh đó, nếu người mất để lại di sản nhưng không chỉ định người quản lý thì những người thừa kế cử người để quản lý di sản thờ cúng. Hoặc nếu những người thừa kế theo di chúc đều chết thì di sản thờ cúng sẽ thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó theo diện thừa kế theo pháp luật.
2. Ai là người quản lý di sản thờ cúng theo pháp luật hiện hành
Sau khi người để lại di sản mất đi, để trông coi và sử dụng di sản một cách hiệu quả, phần di sản này sẽ được giao cho một người hoặc một số người để quản lý, trông coi. Căn cứ theo Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 thì người quản lý này được xác định bởi người để lại di sản nếu có chỉ định rõ trong di chúc hoặc do những người thừa kế cử ra.
2.1 Người quản lý di sản thờ cúng được chỉ định trong di chúc
Hiện này, việc chỉ định người quản lý di sản thờ cúng hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí, mong muốn của người viết di chúc. Đây cũng là một sự đổi mới từng bước tác động tích cực đến nhận thức của người Việt và phần nào sẽ làm tục lệ trở nên mềm dẻo.
2.2 Người quản lý di sản thờ cúng do những người thừa kế cử ra
Bên cạnh việc chỉ định theo ý chí của người để lại di sản. một trong những căn cứ để xác định người quản lý di sản thờ cúng là được những người thừa kế giao cho quyền quản lý. Tuy nhiên, những người thừa kế có quyền thay đổi người quản lý trong một số trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất, người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc. Pháp luật cho phép người để lại di sản thờ cúng được tự do lựa chọn người quản lý, đồng thời bảo hộ ý chí, nguyện vọng đó. Do vậy, việc người quản lý không thực hiện đúng với di chúc là làm trái với mong muốn của người đã mất. Để bảo vệ di sản thờ cúng pháp luật cho phép những người thừa kế bảo vệ quyền và nguyện vọng của người mất thông qua việc trao quyền được giao phần di sản thờ cúng cho người khác quản lý.
- Trường hợp thứ hai, người được thỏa thuận không thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.
3. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng
Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng được xác định theo di chúc hoặc theo sự thỏa thuận của những người thừa kế, nội dung và quyền của người này phụ thuộc rất lớn vào sự ghi nhận trong di chúc hay sự thoả thuận của những người thừa kế. Ngoài những nội dung được thỏa thuận bởi những người thừa kế hoặc ghi nhận trong di chúc, người quản lý di sản thờ cúng phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ như đối với người quản lý di sản nói chung.
3.1 Quyền của người quản lý di sản thờ cúng
Căn cứ Điều 618 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của người quản lý di sản thờ cúng như sau:
- Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
- Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
- Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
Như vậy, pháp luật hiện hành tập trung chủ yếu vào quyền được hưởng lợi ích về vật chất của họ. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 chưa xác định cụ thể mức thù lao cho người quản lý di sản là bao nhiêu mà chỉ đưa ra 2 hướng giải quyết: thỏa thuận với những người thừa kế hoặc không thoả thuận được thì được hưởng 1 khoản thù lao hợp lý. Mà hợp lý ở đây là bao nhiêu thì không nói rõ. Bên cạnh đó, chi phí bảo quản di sản thờ cúng cũng không được xác định rõ ràng là loại chi phí nào.
3.2 Nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng
Căn cứ theo Điều 617 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng như sau:
- Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
- Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
- Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
- Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
Như vậy, người quản lý di sản thờ cúng có nghĩa vụ lập danh mục di sản để thông báo cho những người thừa kế biết về tình trạng tài sản, đồng thời luật cũng quy định họ có nghĩa vụ phải thu hồi di sản do người khác đang chiếm hữu. Ngoài ra, người quản lý di sản thờ cúng phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại trong phạm vi mình quản lý.
4. Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế
Luật sư thừa kế bảo đảm quyền và lợi ích của từng chủ thể được hưởng quyền thừa kế, của người quản lý di sản cũng như những người có quan hệ thân thiết với chủ sở hữu tài sản mà họ cũng có thể được hưởng thừa kế thông qua di chúc.
Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện các thủ tục kê khai, phân chia di sản thừa kế và tham gia giải quyết tố tụng tranh chấp về tài sản, xác định hàng thừa kế… Luật sư chúng tôi hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:
- Tư vấn lập di chúc hợp pháp;
- Tư vấn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc;
- Tư vấn thủ tục từ chối nhận tài sản thừa kế;
- Tư vấn về thời hiệu thừa kế;
- ….
Trên đây là nội dung tư vấn về di sản thờ cúng của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích.