Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

Ở Việt Nam ta trong những năm gần đây, tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến, rất phức tạp và hầu hết phải đưa ra giải quyết bằng con đường Toà án. Vậy quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai là gì? Quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích.

Quy định giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất
Quy định giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

1. Tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2023 thì: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”

Như vậy, tranh chấp đất đai được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa cá nhân hoặc tập thể với nhau trong việc tranh giành đất đai.

Quy định giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất
Quy định giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

2. Quy định về hoà giải tranh chấp đất đai

Trong hoạt động tranh chấp đất đai thi hoà giải là bước đầu tiên để giải quyết tranh chấp đất đai. Căn cứ theo Điều 202 Luật đất đai 2023 thì hoà giải tranh chấp đất đai được tiến hành như sau:

  • Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
  • Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
  • Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
  • Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, Nhà nước khuyến khích các bên tự tổ chức ở tại cơ sở là hoà giải được tổ chức ở xóm, thôn, ấp, tổ dân phố. Đây là loại hình hoà giải tự nguyện để giải quyết các tranh chấp, bất đồng nhỏ trong lĩnh vực đất đai. Cần hiểu rõ rằng, hoà giải tại cơ sở chỉ mang tính khuyến khích chứ không bắt buộc. Do đó, các bên có toàn quyền lựa chọn người đứng ra hoà giải, cách thức tiến hành, thời gian,… theo sự thỏa thuận của các bên.

Bên cạnh đó, tranh chấp đất đai còn được hòa giải ở Uỷ ban nhân dân. Đây là hình thức hòa giải bắt buộc khi xảy ra tranh chấp đất đai. Trường hợp mà không hoà giải tại UBND mà nộp đơn lên Tòa án thì Tòa sẽ không thụ lý.

Quy định giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất
Quy định giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng trong quan hệ đất đai giữa tổ chức hoặc cá nhân. Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2023 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về UBND xã nhưng không thành sẽ giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền khác

Như vậy, khi 2 bên tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND xã nhưng không thành thì sẽ được giải quyết bằng cách khác. Toà án nhân dân sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ như sau: 

  • Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
  • Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
  • Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
  • Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

Nếu như đương sự không có Giấy chứng nhận và các loại giấy tờ nêu trên thì đương sự có thể giải quyết tranh chấp đất đai bằng một trong 2 cách sau: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Quy định giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất
Quy định giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

4. Dịch vụ tư vấn đất đai

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan về đất đai, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều khách hàng giải quyết các vấn đề về tranh chấp đất đai.

Chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn về đất đai tốt nhất. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.

Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới đất đai dưới đây: 

  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết theo quy định
  • Giải quyết tranh chấp nhà đất có yếu tố nước ngoài
  • Giải quyết tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
  • Giải quyết tranh chấp đất đai về thừa kế quyền sử dụng đất

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề tranh chấp đất đai của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai  – Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng.

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại