Quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động mới nhất

Quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động mới nhất

Trong bối cảnh nền kinh tế ở nước ta ngày càng phát triển, kéo theo một loạt những đòi hỏi về thiết lập kỷ luật, trật tự để duy trì sự ổn định và phát triển trong các cơ quan Nhà nước, Doanh nghiệp. Do vậy các hình thức kỷ luật lao động là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm nhất của các bên tham gia quan hệ lao động. Quý khách hàng tham khảo quy định pháp luật về việc xử lý kỷ luật lao động qua bài viết sau của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng.

Quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động
Quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động

1. Xử lý kỷ luật lao động là gì?

Xử lý kỷ luật lao động là quá trình người sử dụng lao động xem xét và giải quyết về việc người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật bằng cách buộc họ phải chịu một trong những hình thức kỷ luật do pháp luật quy định.

Quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động
Quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động

1.1 Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Xử lý kỷ luật lao động là một trong những nội dung của quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động. NSDLĐ có quyền xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Tuy nhiên, căn cứ vào mức độ vi phạm kỷ luật lao động mà NLĐ có thể bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:

– Khiển trách:

Đây là hình thức kỷ luật nhẹ nhất trong các hình thức xử lý kỷ luật mà NSDLĐ có thể áp dụng đối với NLĐ, là hình thức mang tính chất nhắc nhở đối với NLĐ vi phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, pháp luật không quy định hành vi nào sẽ áp dụng kỷ luật khiển trách. Do đó, để có căn cứ rõ ràng, NSDLĐ nên quy định cụ thể những hành vi vi phạm kỷ luật lao động sẽ bị xử lý ở hình thức khiển trách trong nội quy lao động của Doanh nghiệp.

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng 

Hình thức kỷ luật này áp dụng đối với người lao động vi phạm ở lỗi nặng hơn so với hình thức kỷ luật khiển trách. Theo quy định của pháp luật NSDLĐ không bắt buộc phải tăng lương cho NLĐ. Trường hợp đơn vị không có quy chế tăng lương và việc nâng lương cũng không có trong hợp đồng lao động thì NSDLĐ không thể áp dụng hình thức kỷ luật này được. Vì vậy, hình thức kỷ luật này ít khả thi và nếu có cũng chỉ áp dụng ở một số đơn vị thực hiện về chế độ nâng bậc lương.

– Cách chức

Đây là hình thức xử lý kỷ luật chỉ áp dụng trong trường hợp NLĐ đang đảm đương 1 chức vụ nhất định. Song không phải khi nào NLĐ đang đảm đương một chức vụ có hành vi vi phạm kỷ luật đều bị cách chức. Bởi nếu hành vi vi phạm không ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, khả năng quản lý đảm đương chức vụ của NLĐ thì có thể không bị xử lý kỷ luật với hình thức kỷ luật cách chức.

– Sa thải

Sa thải là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất trong các hình thức kỷ luật mà NSDLĐ có quyền áp dụng đối với NLĐ có hành vi vi phạm. Bản chất của sa thải chính là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ phía NSDLĐ đối với NLĐ khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật. Bên cạnh đó, các trường hợp sa thải thường được quy định ngay trong hợp đồng lao động. Có trường hợp NLĐ bị sa thải vì lý do kinh tế của Doanh nghiệp như: thay đổi cơ cấu công nghệ, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp,…

Do sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất nhằm loại trừ NLĐ có hành vi vi phạm lỗi ở mức nặng ra khỏi đơn vị để đảm bảo việc xử lý kỷ luật đúng quy định pháp luật. Do đó, pháp luật lao động Việt Nam quy định những trường hợp NSDLĐ áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với NLĐ, bao gồm:

  • Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
  • Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động 2019;
  • Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Xem thêm: Cách chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật hiện nay

Quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động
Quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động

2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động

Các nguyên tắc khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động, bao gồm:

  • Thứ nhất, không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động: có nghĩa là mỗi người chỉ được áp dụng một hình thức kỷ luật chứ không được áp dụng cùng lúc nhiều hình thức kỷ luật.
  • Thứ hai, khi một NLĐ đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất
  • Thứ ba, không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây: Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; Đang bị tạm giữ, tạm giam; Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này; Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Thứ tư, không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Do đó, Người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi là người không thể nhận thức được việc mình làm, không thể làm chủ hành vi của mình nên nếu họ vi phạm kỷ luật lao động trong trạng thái này thì sẽ không bị coi là có lỗi.

Như vậy, nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động là những tư tưởng định hướng có tính chất chỉ đạo đối với việc xử lý kỷ luật lao động mà NSDLĐ phải tuân theo khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động.

Xem thêm: Khi nào người lao động kiện mà không mất án phí

Quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động
Quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động

3. Luật sư tư vấn về xử lý kỷ luật lao động

Văn phòng Luật sư Đà Nẵng hỗ trợ, tư vấn quy chế lương, thưởng, bảo hiểm, hợp đồng lao động, quy trình xử lý kỷ luật, tranh chấp lao động.. giữa người, tập thể lao động và Doanh nghiệp. Luật sư hỗ trợ các vấn đề sau

  • Tư vấn pháp lý về lao động, tranh chấp hợp đồng lao động
  • Tư vấn mức bồi thường khi vi phạm hợp đồng lao động
  • Tư vấn phương án giải quyết hợp đồng lao động đảm bảo quyền lợi khách hàng

Trên đây là nội dung tư vấn về xử lý kỷ luật lao động của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích . Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;

Bộ phận tư vấn luật Lao động – Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng.

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại