NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN NÀO – PHÁP LUẬT 2024
Hẳn rằng rất nhiều người muốn được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, trong đó có những người nước ngoài ghé thăm rồi mang niềm yêu mến mà muốn mua nhà ở đây, hoặc nhiều người muốn chuyển sang định cư tại Việt Nam. Vậy điều kiện nào để có thể sở hữu một căn nhà ở Việt Nam? Hãy cùng Văn phòng Luật sư Đà Nẵng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Đầu tiên, cá nhân, tổ chức nước ngoài phải là các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 thì mới được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
- Tổ chức, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Xem thêm: Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam, xét xử ở đâu?
Xem tại: Quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân theo pháp luật 2024
2. Hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Tổ chức, cá nhân nước ngoài được quy định ở trên được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thông qua các hình thức sau đây: (khoản 2, Điều 17 Luật Nhà ở 2023)
- Tổ chức, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam được sở hữu nhà ở thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam;
- Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 16 của Luật này;
- Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản này.
3. Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Xem thêm: THỦ TỤC KẾT HÔN VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
- Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
- Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động hoặc thành lập tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật.
- Đối với cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam phải không thuộc trường hợp được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
4. Số lượng nhà ở mà người nước ngoài được sở hữu tại Việt Nam
- Đối với tổ chức nước ngoài và cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư, nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có quy mô về dân số tương đương một phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.
- Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ quy định ở trên.
5. Dịch vụ tư vấn
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan về đất đai, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều khách hàng giải quyết các vấn đề về tranh chấp đất đai.
Chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn về đất đai tốt nhất. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.
Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới đất đai dưới đây:
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết theo quy định
- Giải quyết tranh chấp nhà đất có yếu tố nước ngoài
- Giải quyết tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
- Giải quyết tranh chấp đất đai về thừa kế quyền sử dụng đất
- …
Trên đây là nội dung tư vấn về Điều kiện để người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng.