HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2024
Hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự là giao dịch giữa các bên, trong đời sống chúng ta cũng thường hay nghe nhắc đến hợp đồng, vậy hợp đồng chính xác là gì? Có những thông tin nào trong một hợp đồng? Hãy cùng Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích tìm hiểu chi tiết nhé?
1. Hợp đồng là gì?
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do đó có thể thấy hợp đồng là giao dịch dân sự giữa các bên (Điều 116 Bộ luật Dân sự). Cụ thể hơn ở Điều 385 BLDS có quy định hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
Một hợp đồng chỉ có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
2. Hợp đồng được đề nghị giao kết hợp pháp (Điều 386 BLDS)
- Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)
- Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.
3. Thông tin trong giao kết hợp đồng (Điều 387 BLDS)
Chủ thể trong giao dịch cần thực hiện đúng quy định của Bộ luật dân sự với các thông tin trong giao kết hợp đồng như sau đây:
- Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia biết.
- Trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng thì có trách nhiệm bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác.
- Bên vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Xem thêm: Hợp đồng vay tài sản là gì? Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản năm 2024
4. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 391 BLDS)
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;
- Bên được đề nghị trả lời không chấp nhận;
- Hết thời hạn trả lời chấp nhận;
- Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;
- Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;
- Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
5. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 393 BLDS)
- Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.
- Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.
Xem thêm: Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
6. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
- Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
- Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý.
- Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.
- Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.
7. Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan đầu tư, thành lập doanh nghiệp, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp, cung cấp pháp lý cho khách hàng.
Chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn về góp vốn chuyên nghiệp trước và sau khi thành lập doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.
Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới doanh nghiệp – đầu tư dưới đây:
- Tư vấn thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ…
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh
- Hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Tư vấn các thủ tục sau khi thay đổi
- Tư vấn thường xuyên các hoạt động doanh nghiệp
- …
Trên đây là nội dung tư vấn về quy định Hợp đồng là gì của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích.