HÒA GIẢI LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 2025

Hòa giải ly hôn theo pháp luật hôn nhân gia đình 2025
Hòa giải ly hôn theo pháp luật hôn nhân gia đình 2025

HÒA GIẢI LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 2025

Hòa giải ly hôn là một hoạt động mang tính nhân văn và có ý nghĩa giúp hai bên vợ chồng có thể xem xét, nhìn nhận lại toàn bộ sự việc để có thể đưa ra những quyết định chính xác. Trong bài viết này, Duy Ích Luật sẽ tổng hợp một số nội dung về hòa giải ly hôn theo pháp luật hôn nhân gia đình năm 2025 chia sẻ đến bạn đọc.

1. Ly hôn

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Ly hôn sẽ được phân thành 02 trường hợp:

  • Thuận tình ly hôn
  • Đơn phương ly hôn

Một số chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, gồm có:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ

Lưu ý: Người chồng sẽ mất quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Xem thêm: Chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn 

2. Hoà giải

Hòa giải là việc sắp xếp một buổi gặp mặt, có sự tham gia của các bên trong tranh chấp và Bên thứ ba – là cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Với mục đích thông qua đây có thể giải quyết các tranh chấp, bất đồng quan điểm giữa các bên, thỏa thuận, thương lượng để đưa ra những phương án giải quyết phù hợp với mong muốn của các bên.

Theo quy định của pháp luật thì có 2 hình thức hòa giải ly hôn:

  • Hòa giải ly hôn ở Cơ sở
  • Hòa giải ly hôn tại Tòa án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 thì Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định.

Hòa giải ly hôn ở Tòa án là việc Tòa án với cương vị là bên thứ ba sẽ đứng ra thuyết phục hai bên vợ chồng hàn gắn lại mối quan hệ, thông qua đó có thể tiết kiệm được chi phí ly hôn, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cho con cái và đảm bảo được mục đích của việc kết hôn.

Thủ tục hòa giải ly hôn
Thủ tục hòa giải ly hôn

3. Hòa giải ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn

Căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì việc hòa giải trong trường hợp thuận tình ly hôn có thể thực hiện tại cơ sở hoặc thực hiện tại Tòa án.

Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”.

Từ đó ta có thể thấy được rằng pháp luật khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở để các bên tự thỏa thuận, với mục đích giải quyết các mâu thuẫn, đưa ra những phương án giải quyết phù hợp chứ không hề mang tính bắt buộc. Việc thực hiện hòa giải ở cơ sở chỉ thực hiện khi các Bên tham gia vào quan hệ ly hôn đều đồng ý tiến hành.

Tiếp theo là việc tiến hành hòa giải ở Tòa án, xét theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì hòa giải tại Tòa án được đề cập về nội dung như sau: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Kết hợp với quy định tại khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về việc Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ, giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Từ những quy định nêu trên ta có thể thấy được rằng việc tiến hành hòa giải ở Tòa án là việc bắt buộc, được tiến hành bởi Thẩm phán và sự có mặt của các bên.

4. Hòa giải ly hôn trong trường hợp đơn phương ly hôn

Căn cứ vào nội dung Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2024 thì Tòa án cũng có thẩm quyền tiến hành hòa giải ly hôn đối với yêu cầu đơn phương ly hôn theo pháp luật về tố tụng dân sự.

Tuy nhiên trong quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về nguyên tắc tiến hành hòa giải ly hôn thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải ly hôn để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

Từ quy định trên chúng ta cần xét đến quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về những vụ án dân sự không được hòa giải ly hôn:

  • Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước
  • Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của Luật hoặc trái với đạo đức xã hội

Kết hợp cùng nội dung Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải ly hôn được, đó là:

  • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt
  • Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng
  • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự
  • Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Vậy nên nếu trong vụ việc đơn phương ly hôn, một trong hai vợ chồng có thể đề nghị Tòa án không tiến hành hòa giải ly hôn. Hoặc nếu bên bị đơn trong vụ án ly hôn vắng mặt hai lần khi Tòa án triệu tập để hòa giải ly hôn thì sẽ thuộc trường hợp không hòa giải ly hôn được.

Hòa giải trong trường hợp đơn phương ly hôn
Hòa giải trong trường hợp đơn phương ly hôn

5. Dịch vụ tư vấn hôn nhân gia đình 

Luật sư ly hôn giải quyết các vấn đề về ly hôn, tranh chấp tài sản chung và giành quyền nuôi con, đảm bảo quyền lợi tối đa của khách hàng. Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục hồ sơ ly hôn và tham gia giải quyết các tranh chấp về tài sản, quyền nuôi con…Luật sư chúng tôi hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:

Tư vấn pháp lý về ly hôn, tranh chấp nuôi con, tài sản, ….;

Hỗ trợ chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ khởi kiện ly hôn

Tư vấn phương án giải quyết tài sản chung, nợ chung, … đảm bảo quyền lợi của khách hàng;

Tư vấn về quy định cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, số tiền cấp dưỡng nuôi con và thời hạn cấp dưỡng nuôi con

Tư vấn về thủ tục, hồ sơ giấy tờ nhận nuôi con nuôi, nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Hòa giải ly hôn theo pháp luật Hôn nhân gia đình 2025 của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Công ty Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;

Bộ phận tư vấn luật Hôn nhân và gia đình – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Công ty Luật Duy Ích.

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại