HỒ SƠ, THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ 2024

Hồ sơ thủ tục khai nhận di sản thừa kế 2024
Hồ sơ thủ tục khai nhận di sản thừa kế 2024

HỒ SƠ, THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ 2024

Sau khi mở thừa kế hoặc di chúc được công bố thì việc những người thừa kế đã được xác định sẽ rất quan tâm đến vấn đề hưởng di sản. Vậy cần chuẩn bị những hồ sơ gì và thực hiện các thủ tục như thế nào để khai nhận di sản thừa kế một cách nhanh chóng nhất? Bài viết dưới đây, Duy Ích Luật sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về khai nhận di sản thừa kế.

1. Định nghĩa khai nhận di sản thừa kế:

Pháp luật Việt Nam vẫn chưa định nghĩa vụ thể khai nhận di sản thừa kế là gì. Nhưng hiểu một cách đơn giản khai nhận di sản thừa kế là việc người thừa kế thực hiện thủ tục thiết lập quyền sở hữu tài sản đối với di sản thừa kế trong trường hợp có di chúc hoặc theo quy định pháp luật tại thời điểm người để lại di sản qua đời. 

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trước khi chết.

Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014 thì khai nhận di sản thừa kế được hiện trong 02 trường hợp::

– Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật

– Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng đã thỏa thuận sẽ không phân chia di sản đó

Xem tại: Chia thừa kế theo pháp luật 2024? Di sản thừa kế được hạn chế phân chia khi nào?

2. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế:

Theo quy định tại Điều 40 kết hợp cùng Điều 53 Luật Công chứng 2014 để thực hiện khai nhận di sản thừa kế, đối tượng thực hiện cần chuẩn bị một số giấy tờ  như sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó người thực hiện cần điền đầy đủ các thông tin cần thiết như: họ tên, địa chỉ, nội dung cần được công chứng, danh mục các giấy tờ được nộp kèm theo. Cùng với đó thì trong phiếu cũng cần cung cấp thông tin tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận và thời điểm hồ sơ được tiếp nhận.

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người công chứng

– Nếu thừa kế theo di chúc cần cung cấp bản sao di chúc, nếu thừa kế theo pháp luật thì cần cung cấp giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu thực hiện khai nhận di sản thừa kế

– Bản sao các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản với di sản được thực hiện khai nhận di sản thừa kế

– Dự thảo bản khai nhận di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế
Khai nhận di sản thừa kế

3. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế: 

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ được yêu cầu thì người thực hiện khai nhận di sản thừa kế có thể đến thực hiện quá trình trên tại các tổ chức hành nghề công chứng, bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ đã chuẩn bị cho công chứng viên, lưu ý: cần kèm theo bản gốc để được đối chiếu.

Bước 2: Công chứng viên cần kiểm tra giấy tờ được người thực hiện khai nhận di sản thừa kế chuẩn bị, thực hiện kiểm tra người để lại di sản đúng là người có quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với di sản, cùng với đó thì người thực hiện khai nhận di sản thừa kế đúng là người được hưởng di sản.

Bước 3: Sau khi kiểm tra hồ sơ và các điều kiện, nếu đáp ứng được thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ thực hiện niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Hoạt động này diễn ra trước khi thực hiện việc công chứng trong thời hạn 15 ngày tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì sẽ niêm yết tại nơi có địa chỉ tạm trú thời hạn cuối cùng của người đó (được quy định tại Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP). Trường hợp di sản có bất động sản thì việc niêm yết sẽ được thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có bất động sản

Tham khảo: Quy định về thời hiệu thừa kế theo Bộ luật Dân sự 2015

Bước 4: Sau khi đủ thời gian niêm yết mà không có khiếu nại, tổ chức hành nghề công chức sẽ thực hiện hướng dẫn người thực hiện công chứng ký vào văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Bước 5: Công chứng viên kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ do người thực hiện cung cấp và tiến hành đóng dấu vào văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Bước 6: Người thực hiện công chứng khai nhận di sản thừa kế tiền hành nộp lệ phí, lệ phí công chứng văn bản thỏa thuận khai nhận di sản được tính toán dựa trên giá trị di sản (quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC)

Khai nhận di sản thừa kế 2024
Khai nhận di sản thừa kế 2024

4. Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế 

Luật sư thừa kế bảo đảm quyền và lợi ích của từng chủ thể được hưởng quyền thừa kế, của người quản lý di sản cũng như những người có quan hệ thân thiết với chủ sở hữu tài sản mà họ cũng có thể được hưởng thừa kế thông qua di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.

Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện các thủ tục kê khai, phân chia di sản thừa kế và tham gia giải quyết tố tụng tranh chấp về tài sản, xác định hàng thừa kế…  Luật sư chúng tôi hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:

Tư vấn lập di chúc hợp pháp;

Tư vấn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc;

Tư vấn thủ tục từ chối nhận tài sản thừa kế;

Tư vấn về thời hiệu thừa kế;

….

Trên đây là nội dung tư vấn về Hồ sơ, thủ tục khai nhận di sản thừa kế 2024 của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại