ĐẠI DIỆN VÀ PHẠM VI ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

ĐẠI DIỆN VÀ PHẠM VI ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
ĐẠI DIỆN VÀ PHẠM VI ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

ĐẠI DIỆN VÀ PHẠM VI ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

“Đại diện theo pháp luật”, “người đại diện” đều là những cụm từ có vẻ khá quen thuộc, và dễ hiểu. Tuy nhiên để biết hết lợi ích và vai trò của nội dung thì mời bạn đọc cùng tìm hiểu những nội dung mà Luật Duy Ích đã tổng hợp trong bài viết này.

1. Đại diện là gì?

Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2015 đại diện là việc một cá nhân, pháp nhân thực hiện hành vi nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Từ khái niệm này sẽ chia thành người đại diện và người được đại diện. 

Việc thay mặt và nhân danh thực hiện các giao dịch dân sự này cần phải tuân theo các quy định của pháp luật. 

Quyền này được xác lập dựa trên 02 căn cứ:

– Đại diện theo ủy quyền: được xác lập dựa trên sự ủy quyền giữa người nhân danh, thay mặt và người cần được nhân danh, thay mặt

– Đại diện theo pháp luật: được xác lập dựa trên những quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhận hoặc theo quy định của pháp luật. Đại diện theo pháp luật được phân thành 2 loại: của cá nhân và của pháp nhân. 

2. Đại diện theo ủy quyền:

Những nội dung của đại diện theo ủy quyền được quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó thì các cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho các cá nhân, pháp nhân khác thay mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.

Ngoài những cá nhân hay pháp nhân thì những tổ chức không có tư cách pháp nhân như thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác,…đều có thể thoả thuận để cử cá nhân, pháp nhân khác nhân danh người kia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của tất cả thành viên trong hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác. 

Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền. Trừ những giao dịch dân sự mà pháp luật quy định phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Xem thêm: Tạm giữ theo Quy định pháp luật năm 2024

3. Các loại đại diện theo pháp luật:

Như đã nêu ở nội dung trên, người thay mặt và nhân danh người khác theo pháp luật được phân chia thành 02 loại của cá nhân và của pháp nhân.

Về đại diện theo pháp luật của cá nhân, bao gồm một số loại sau đã được liệt kê tại Điều 136 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

– Cha mẹ đối với con cái chưa thành niên

– Người giám hộ đối với người được giám hộ

– Người do Tòa án chỉ định trong những trường hợp không thể xác địnhđinh được người đại diện theo quy định tại những ý trên

– Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp của pháp nhân thì được liệt kê tại Điều 137 Bộ luật Dân sự một số loại như sau:

– Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ

– Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật

– Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án

Đại diện theo pháp luật
Đại diện theo pháp luật

4. Thời hạn đại diện:

Thời hạn này cũng là một vấn đề quan trọng trong các nội dung về đại diện. Đây là mức giới hạn về thời gian, cũng có vai trò hướng tới vấn đề một người chỉ được nhân danh quyền và lợi ích của người khác để xác lập các giao dịch dân sự trong một khoảng thời gian nhất định, bảo vệ quyền lợi cho các bên.

Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hạn này sẽ được phân thành các trường hợp sau:

– Trường hợp xác định được thời hạn: Đây là trường hợp trong các văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo các quy định khác của pháp luật có bao gồm nội dung rõ ràng về nội dung này thì thời hạn được xác định dựa trên những văn bản này.

– Trường hợp không xác định được thời hạn: Nếu không có các văn bản quy định rõ về nội dung thời hạn thì sẽ được xử lý như sau:

  • Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn sẽ được tính đến khi giao dịch dân sự đó chấm dứt.
  • Nếu quyền đại diện không được xác định với một giao dịch dân sự cụ thể nào thì thời hạn sẽ là 01 (một) năm kể từ khi phát sinh quyền này.

Cũng tại Điều 140 Bộ luật dân sự đã quy định về các trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền dưới đây:

– Theo thỏa thuận;

– Thời hạn ủy quyền đã hết;

– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

– Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt việc thực hiện ủy quyền; là cá nhân chết; là pháp nhân đã chấm dứt tồn tại;

– Người được chọn để thay mặt và nhân danh đã không còn đáp ứng đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật;

– Có căn cứ khác làm cho việc thay mặt và nhân danh này không thể thực hiện được.

Cùng với đó tại khoản 4 của Điều này quy định về đại diện theo pháp luật sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục; đã chết; hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

– Căn cứ theo những quy định khác của pháp luật.

Tham khảo tại: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự – Quy định mới nhất năm 2024

5. Phạm vi đại diện:

Ngoài đặt ra mốc giới hạn về thời gian cho quyền đại diện thì phạm vi cũng là một vấn đề cần đặt ra giới hạn rõ ràng. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người được chọn thay mặt và nhân danh chỉ được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi cho phép theo các nội dung sau:

– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

– Điều lệ của pháp nhân;

– Nội dung ủy quyền;

– Và các quy định khác của pháp luật nếu có

Nếu trường hợp không có các căn cứ để xác định phạm vi như ở khoản 1 Điều này thì người đại diện có quyền xác lập, thực hiện tất cả giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện

Theo quy định của pháp luật thì mỗi cá nhân, pháp nhân có thể thay mặt và nhân danh cho nhiều cá nhân, pháp nhân khác. Tuy nhiên không được nhân danh người kia để xác lập quan hệ giao dịch dân sự với chính mình hoặc là với bên thứ ba mà mình cũng là đại diện

Và người đại diện khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự thì cần phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

Phạm vi đại diện
Phạm vi đại diện

6. Dịch vụ tư vấn dân sự:

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan về dân sự, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều khách hàng giải quyết các vấn đề về dân sự.

Chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn về dân sự tốt nhất. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.

Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới dân sự dưới đây: 

– Xác định tài sản chung – riêng trong thời kỳ hôn nhân;

– Lập di chúc, phân chia di sản thừa kế; giao kết hợp đồng với đối tác hạn chế rủi ro và đạt được nhiều lợi ích nhất;

– Ủy quyền cho người/tổ chức khác thực hiện công việc;

– Có tranh chấp nhưng không thể thương lượng, hòa giải thì khởi kiện ở đâu và khởi kiện như thế nào; khi bị khởi kiện thì phải làm gì

– Đã có bản án có hiệu lực của Tòa án thì thực hiện thi hành án ra sao…

Trên đây là nội dung tư vấn về Đại diện và phạm vi đại diện theo Bộ luật Dân sự 2015 của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai  – Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng.

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại