Chồng đánh vợ có phải đi tù không?
Hành vi chồng đánh vợ xâm hại đến sức khỏe của người khác và vi phạm đạo đức gia đình. Việc chồng đánh vợ có phải đi tù hay không phụ thuộc vào phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi bạo lực và hậu quả gây ra. Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề trên qua bài viết dưới đây của Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng.
1. Chồng đánh vợ có phải là hành vi bạo lực gia đình không?
Hành vi bạo lực gia đình là hành vi nghiêm cấm trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Bạo hành thể xác người vợ và gây ảnh hưởng tâm lý đến con nhỏ.
Căn cứ Khoản 1 điều 3 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định hành vi bạo lực gia đình:
“ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm
…”
Như vậy, chồng đánh vợ là một trong các hành vi bạo lực gia đình. Hành vi này xâm hại đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần của người vợ. Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài người vợ sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng. Theo đó, người chồng phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi gây ra.
2. Chồng đánh vợ có đi tù không?
Theo quy định pháp luật, hành vi chồng đánh vợ có thể bị xử lý như sau:
2.1 Xử phạt vi phạm hành chính
Theo Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt hành vi chồng đánh đập vợ như sau:
(i) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
(ii) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
- Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
(iii) Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Như vậy, người chồng bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng khi đánh đập vợ và buộc xin lỗi vợ khi có yêu cầu.
2.2 Truy cứu trách nhiệm hình sự
Bên cạnh xử phạt vi phạm hành chính, người chồng đánh đập vợ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 185 BLHS 2015 đối với tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, cụ thể như sau:
“Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
Người chồng có hành vi thuộc các trường hợp trên có thể bị đi tù cao nhất 05 năm. Bên cạnh đó, hành vi đánh đập, bạo lực vợ gây thương tích mà có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác theo quy định Điều 134 BLHS 2015.
Xem thêm: Trường hợp nào ngoại tình thì không bị xử phạt
3. Dịch vụ tư vấn ly hôn nhanh
- Tư vấn pháp lý về ly hôn, tranh chấp nuôi con, tài sản, ….;
- Tư vấn mức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn;
- Hỗ trợ chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ khởi kiện ly hôn;
- Tư vấn phương án giải quyết tài sản chung, nợ chung, … đảm bảo quyền lợi của khách hàng;
- …
Trên đây là nội dung tư vấn về các trường hợp ngoại tình không bị xử phạt của Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;
Bộ phận tư vấn luật Hôn nhân và gia đình – Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng.