Xử lý kỷ luật người lao động khi không có công đoàn được không?

Công đoàn là tổ chức đại diện cho tiếng nói của người lao động, vừa thực hiện nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ vừa vận động giúp họ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và chấp những quy định pháp luật hiện hành.

  1. Xử lý kỷ luật người lao động khi không có công đoàn được không?
  • Việc xử lý kỷ luật người lao động được quy định tại Điều 122 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, khi xử lý kỷ luật người lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên.
  • Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở ở đây là công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Hay nói cách khác, việc xử lý kỷ luật người lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên bao gồm: công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì phải có sự tham gia của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
  • Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CPthì trong trường hợp công đoàn không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn được tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động. 

Như vậy, từ những điều trên, có thể hiểu, người sử dụng lao động có quyền tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật mà không có sự tham gia của công đoàn trong trường hợp công đoàn không xác nhận tham dự cuộc họp, công đoàn vắng mặt tại cuộc họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo trước hoặc khi cuộc họp đã có sự tham gia của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

2. Thủ tục xử lý kỷ luật người lao động khi không có công đoàn

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật người lao động khi không có công đoàn được quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP và được tiến hành theo các bước sau: 

  • Bước 1: Người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản và gửi thông báo đến công đoàn cơ sở.

Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động phải tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến công đoàn cơ sở nơi mà người lao động là thành viên;

  • Bước 2:Doanh nghiệp gửi thông báo về cuộc họp đến những người phải tham dự họp.

Ít nhất trong vòng 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có nhiệm vụ phải thông báo nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật đến các thành phần phải tham dự họp;

  • Bước 3: Các thành phần tham dự họp xác nhận tham dự cuộc họp

Sau khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động về nội dung, thời gian và địa điểm tiến hành tổ chức cuộc họp, các thành phần phải tham dự họp trong đó có công đoàn phải gửi xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động; 

  • Bước 4: Doanh nghiệp tổ chức họp xử lý kỷ luật người lao động

Doanh nghiệp tiến hành tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật, nếu xét thấy người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi quyết định này đến các thành phần phải tham dự cuộc họp;

3. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

Ngoài ra, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì người sử dụng lao động được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

  1. Luật sư tư vấn pháp luật lao động
  • Tranh chấp bồi thường thiệt hại và trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động
  • Tranh chấp về tiền trợ cấp thôi việc và sổ bảo hiểm xã hội
  • Tranh chấp về tiền trợ cấp thôi việc theo quy định
  • Tranh chấp về tiền lương và tiền đóng bảo hiểm theo quy định

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng về một số điều cần lưu ý khi xử lý kỷ luật người lao động khi không có công đoàn. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số liên lạc 0912 987 103. Chân thành cảm ơn.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty Luật Duy Ích tại Đà Nẵng.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Danabook, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Số điện thoại: 091 298 7103

Gmail: luatduyichdanang@vanphongluatsudanang.com

Fanpage: Văn phòng luật sư Đà Nẵng

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại