Vốn và huy động vốn

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự 2015

Luật doanh nghiệp 2020

1.Doanh nghiệp làm gì để có vốn kinh doanh?

Vốn điều lệ, vốn vay ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại huy động vốn, vốn phát hành trái phiếu, vốn vay khác, chiếm dụng vốn, kinh doanh trên thị trường vốn, đầu tư vào thị trường Việt Nam.

2. Thế nào là vốn và huy động vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Vốn là tiền, tài sản và quyền tài sản mà nhà đầu tư/chủ sở hữu đóng góp vào việc kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp có thể từ 2 nguồn chính:

– Vốn điều lệ: Loại vốn này là tổng giá trị tài sản do các thành viên, chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập doanh nghiệp;

– Những nguồn vốn khác: Loại vốn này có được từ việc huy động vốn của doanh nghiệp thông qua các khoản vay nợ, trái phiếu,…

Ngoài ra, việc huy động vốn là một hoạt động của doanh nghiệp để tăng thêm vốn cho công việc kinh doanh của mình. Việc tăng vốn điều lệ và vốn từ các nguồn khác chính là việc doanh nghiệp đã tự huy động vốn cho mình.

Một số hình thức huy động vốn thường gặp như sau:

Huy động vốn điều lệ: Một doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ của mình qua việc huy động vốn: Công ty mẹ góp thêm vốn vào công ty con tại Việt Nam; Phát hành thêm cổ phiếu; Tăng vốn điều lệ.

Tăng vốn điều lệ là phương thức có thể phù hợp với cả loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần. Có một số trường hợp như sau:

Doanh nghiệp tăng vốn điều lệ và tất cả các chủ sở hữu hiện có sẽ góp thêm vốn đối theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của họ. Theo đó, vốn điều lệ tăng, đồng thời giữ nguyên tỷ lệ sở hữu của cổ đông/thành viên hiện hữu;

Doanh nghiệp tăng vốn điều lệ và không phải tất cả các chủ sở hữu hiện có đều góp thêm vốn. Theo đó, vốn điều lệ tăng, nhưng tỷ lệ sở hữu của các chủ sở hữu hiện có sẽ thay đổi tương ứng.

Doanh nghiệp tăng vốn điều lệ nhưng phần tăng thêm là của chủ sở hữu mới. Do đó, vốn điều lệ nhiều hơn và tỷ lệ sở hữu của các chủ sở hữu hiện tại thay đổi do sự xuất hiện của các chủ sở hữu mới.

Huy động từ khoản vay: Doanh nghiệp có thể xem xét gọi thêm vốn từ ngoài các thành viên/chủ sở hữu. Thông thường, có một số cách như sau: Khoản vay từ công ty mẹ; Khoản vay từ các tổ chức tín dụng; Phát hành trái phiếu ra công chúng; Đầu tư từ quỹ đầu tư.

Trên thực tế, vốn từ các quỹ đầu tư là một giải pháp đáng cân nhắc. Việc góp vốn dựa trên các điều khoản và điều kiện của quỹ mà doanh nghiệp phải chấp nhận.

3. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp

Trường hợp công ty TNHH, CTCP, CTHD đăng ký thay đổi vốn điều lệ hoặc thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.

Trường hợp Đại hội cổ đông thông qua việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần, kèm theo thông báo.

Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn.

Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ theo quy định thì hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ phải kèm theo báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.

4. Ưu điểm và hạn chế của tăng vốn điều lệ

a) Ưu điểm:

    • Chủ động nguồn vốn trong hoạt động đầu tư, kinh doanh
    • Khẳng định sự phát triển bền vững, Đảm bảo uy tín với đối tác, khách hàng
    • Thúc đẩy mở rộng thị trường, ngành nghề kinh doanh
    • Dễ dàng huy động vốn bằng các hình thức khác từ bên ngoài

b) Hạn chế:

    • Tăng giá trị bảo đảm đối với các nghĩa vụ của công ty
    • Nghĩa vụ về thuế phí có thể phát sinh theo quy định pháp luật (thuế môn bài)

5. Dịch vụ của chúng tôi cung cấp cho khách hàng gồm:

– Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật cho doanh nghiệp trước và sau khi thành lập tại Đà Nẵng: Tư vấn tên doanh nghiệp, tư vấn vốn điều lệ, tư vấn hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp, ngành nghề, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp….

– Luật sư tư vấn điều kiện, trình tự thủ tục đại diện xin các loại giấy phép con cho doanh nghiệp tại Đà Nẵng

– Luật sư tư vấn và hỗ trợ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới và các đơn vị phụ thuộc: Tư vấn thành lập Công ty Cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và đầu tư nước ngoài;

– Luật sư tư vấn quản trị nội bộ doanh nghiệp: Tư vấn xây dựng hoạt động; tổ chức quản lý và điều hành nội bộ; tư vấn quy chế Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên; tư vấn quy chế Ban Giám đốc; tư vấn quy chế quản lý nhân sự, tiền lương, tiền thưởng…

– Luật sư tư vấn hoàn thiện, soạn thảo hệ thống văn bản nội bộ của Doanh nghiệp, Điều lệ công ty, dự thảo các biên bản/nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các mẫu văn bản nội bộ và các văn bản ủy quyền khác trong Doanh nghiệp theo yêu cầu vụ việc của Khách hàng,…

– Tư vấn pháp luật, cập nhật các chính sách về thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chính sách ưu đãi thuế,…

– Hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục liên quan đến việc hưởng các chế độ ưu đãi về thuế, thủ tục hoàn thuế,…

–Luật sư giỏi tư vấn, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quan hệ hành chính, lao động, kinh doanh, đấu thầu, thu hồi nợ, thực hiện dự án… của Doanh nghiệp;

–Luật sư giỏi tham gia thương thảo hợp đồng, đề xuất các kế hoạch đàm phán thích hợp trong từng trường hợp cụ thể và đề xuất loại hình hợp đồng phù hợp với mối quan hệ thực tế dựa trên quyền lợi và nghĩa vụ của Doanh nghiệp;

– Luật sư giỏi tư vấn và giải quyết tranh chấp kinh doanh- thương mại: Tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; tranh chấp thương mại về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa các cá nhân tổ chức,…

Trên đây là ý kiến tư vấn mang tính chất tham khảo. Nếu Quý khách có bất kỳ vướng mắc hoặc cần thêm thông tin chi tiết về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi qua số liên lạc 0912 987 103  hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp tại 76 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Rất mong nhận được sự hợp tác.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn Luật – Công ty Luật Duy Ích tại Đà Nẵng.

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại