TRƯỜNG HỢP NÀO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI PHẢI THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TỪ NGÀY 01/7/2025?

TRƯỜNG HỢP NÀO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI PHẢI THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TỪ NGÀY 01/7/2025?

TRƯỜNG HỢP NÀO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI PHẢI THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TỪ NGÀY 01/7/2025?
TRƯỜNG HỢP NÀO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI PHẢI THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TỪ NGÀY 01/7/2025?

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập và chính sách pháp luật cập nhật thường xuyên, nhiều chủ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh vẫn còn mơ hồ về nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi là “BHXH bắt buộc”) cho người lao động nước ngoài. Vậy những trường hợp nào phải đóng BHXH bắt buộc cho người lao động nước ngoài? Công ty Luật Duy Ích sẽ giúp Quý bạn đọc giải đáp các nội dung trên qua bài viết này nhé!

1. Những trường hợp phải đóng BHXH bắt buộc cho người lao động nước ngoài:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025, người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp: “…làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam…”, trừ các trường hợp sau đây:

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

– Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu (Căn cứ khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và Điều 4 và Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu):

 + Đủ 61 tuổi 3 tháng đối với nam;

 + Đủ 56 tuổi 8 tháng đối với nữ;

 + Hoặc độ tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, khi có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành; hoặc có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

– Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

TRƯỜNG HỢP NÀO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI PHẢI THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TỪ NGÀY 01/7/2025?
TRƯỜNG HỢP NÀO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI PHẢI THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TỪ NGÀY 01/7/2025?

2. Mức đóng, thời hạn và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nước ngoài

Căn cứ khoản 1 và 4 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tính trên tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k và l khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

4. Phương thức, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động được quy định như sau:

a) Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng;

b) Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần.”

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành thì người sử dụng lao động có trách nhiệm: “Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định tại Điều 34 của Luật này và hằng tháng trích khoản tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 33 của Luật này từ tiền lương của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2024 quy định:

“1. Mức đóng và phương thức đóng của đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k và l khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được quy định như sau:

a) Mức đóng hằng tháng bằng 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất;

b) Đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng hằng tháng…”

Như vậy, người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nước ngoài trong thời hạn tính đến ngày cuối cùng của tháng tiếp theo theo phương thức hằng tháng hay ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần, theo mức đóng 17 % tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

– 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

– 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Đồng thời, người sử dụng lao động hằng tháng có nghĩa vụ trích từ tiền lương của người lao động khoản tiền tương đương 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất thay cho người lao động.

Lưu ý:

Người sử dụng lao động không phải thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc cũng như không phải đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất thay cho người lao động như trên, trừ trường hợp người sử dụng lao động có thỏa thuận với người lao động về việc có đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tháng đó với căn cứ đóng bằng căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tháng gần nhất, nếu người lao động nước ngoài không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

TRƯỜNG HỢP NÀO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI PHẢI THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TỪ NGÀY 01/7/2025?
TRƯỜNG HỢP NÀO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI PHẢI THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TỪ NGÀY 01/7/2025?

3. Quy định vể tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được pháp luật:

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; và được hướng dẫn chi tiết tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 158/2025/NĐ-CP ngày 25/6/2025 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

a) Mức lương theo công việc hoặc chức danh tính theo thời gian (theo tháng) của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương tại điểm a khoản này chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ, được thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không bao gồm khoản phụ cấp lương phụ thuộc hoặc biến động theo năng suất lao động, quá trình làm việc và chất lượng thực hiện công việc của người lao động;

c) Các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương theo quy định tại điểm a khoản này, được thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương; không bao gồm các khoản bổ sung khác phụ thuộc hoặc biến động theo năng suất lao động, quá trình làm việc và chất lượng thực hiện công việc của người lao động…”

Lưu ý: 

Trường hợp tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính bằng Đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang Đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân của tỷ giá mua vào theo hình thức chuyển khoản của Đồng Việt Nam với ngoại tệ do 4 Ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước công bố tại thời điểm cuối ngày của ngày 02 tháng 01 cho 06 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 07 cho 06 tháng cuối năm.

(Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 158/2025/NĐ-CP ngày 25/6/2025 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc)

KẾT LUẬN:

  1. Người lao động nước ngoài thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

– Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu: đủ 61 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 56 tuổi 8 tháng đối với nữ, hoặc thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu;

– Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

  1. Trừ trường hợp người lao động nước ngoài không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, mà không có thỏa thuận về việc có đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tháng đó, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn tính đến ngày cuối cùng của tháng tiếp theo theo phương thức hằng tháng hay ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần, theo mức đóng 17 % tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

– 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

– 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Đồng thời, người sử dụng lao động hằng tháng có nghĩa vụ trích từ tiền lương của người lao động khoản tiền tương đương 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để đóng BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất thay cho người lao động.

  1. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người nước ngoài là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, cần lưu ý với trường hợp trả lường bằng ngoại tệ.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan đầu tư, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều nhà đầu tư về việc thành lập doanh nghiệp.

Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.

Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới doanh nghiệp – đầu tư dưới đây:

Tư vấn thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ…;

Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh;

Hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;

Tư vấn các thủ tục sau khi thay đổi;

Tư vấn thường xuyên các hoạt động doanh nghiệp;

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về “TRƯỜNG HỢP NÀO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI PHẢI THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TỪ NGÀY 01/7/2025?” của Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Công ty luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.

Xem thêm tại: NHỮNG ĐIỂM MỚI ĐÁNG CHÍ Ý CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI 2024 CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/7/2025

Xem thêm tại: Những lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại