Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn năm 2024 là bao nhiêu?

Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn năm 2024 là bao nhiêu?

Trong thời gian gần đây, các vụ ly hôn xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Pháp luật đã quy định nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sẽ phát sinh đối với người không trực tiếp nuôi dạy con. Vậy tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn của người có nghĩa vụ cấp dưỡng là bao nhiêu? Phương thức cấp dưỡng là gì? Quý bạn đọc cùng tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề trên qua bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích.

Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

1. Tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn của người có nghĩa vụ cấp dưỡng

Căn cứ theo khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tiền cấp dưỡng nuôi con như sau:

  • “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nếu 2 bên không thoả thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy, tiền cấp dưỡng nuôi con sẽ do người được cấp dưỡng và người cấp dưỡng thỏa thuận, chỉ khi họ không thoả thuận được thì mới yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc cấp dưỡng nuôi con sẽ căn cứ vào 2 điều kiện sau:

  • Thứ nhất, phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm toàn bộ thu nhập của người đó, gồm có thu nhập theo lương và những khoản thu nhập khác ngoài lương – tức là thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Pháp luật quy định tiền cấp dưỡng nuôi con căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng để đảm bảo tính khả thi của nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền lợi của người được cấp dưỡng.
  • Thứ hai, căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào các mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng đang sinh sống, bao gồm các chi phí như là: ăn, ở, mặc, đi học, khám, chữa bệnh,…
Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

2. Phương thức thực hiện cấp dưỡng

Thời hạn cấp dưỡng được hiểu là khoảng thời gian thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ với con khi ly hôn theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. Bên cạnh đó, căn theo Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng nuôi con như sau:

“Việc cấp dưỡng nuôi con có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy, phương thức cấp dưỡng nuôi con là hình thức, cách thức nhằm chuyển giao một số tiền hoặc một số hiện vật có số lượng đã được thỏa thuận từ trước hoặc theo bản án, quyết định của Toà án. Có thể chuyển theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc 1 lần. 

Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

3. Hậu quả khi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo khoản b Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định khi vi phạm về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng nuôi con như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định”

Như vậy, người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con mà có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn thì sẽ bị phạt 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng và buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 186 Bộ Luật Hình sự 2015 thì:

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe ;hoặc

Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Như vậy, người mà có khả năng thực tế cấp dưỡng nuôi con nhưng từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ hoặc đã bị xử phạt hành chính về nghĩa vụ cấp dưỡng thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tỳ từ 3 tháng đến 2 năm.

Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

4. Luật sư tư vấn Hôn nhân và gia đình

Luật sư ly hôn giải quyết các vấn đề về ly hôn, tranh chấp tài sản chung và giành quyền nuôi con, đảm bảo quyền lợi tối đa của khách hàng. Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục ly hôn và tham gia giải quyết các tranh chấp về tài sản, quyền nuôi con…

Luật sư chúng tôi hỗ trợ khách hàng thực hiện các vấn đề sau:

  • Tư vấn pháp lý về ly hôn, tranh chấp nuôi con, tài sản, ….;
  • Hỗ trợ chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ khởi kiện ly hôn…
  • Tư vấn phương án giải quyết tài sản chung, nợ chung, … đảm bảo quyền lợi của khách hàng;
  • Tư vấn về thủ tục, hồ sơ giấy tờ nhận nuôi con nuôi, nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Công ty Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.

Bộ phận tư vấn luật Hôn nhân và gia đình – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Công ty Luật Duy Ích .

 

 

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại