1. Lãi suất tối đa 20%/năm có áp dụng với công ty tài chính không?
Quy định lãi suất không được vượt quá 20%/năm hiện đang quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể:
” 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
Điều luật này hiện đang được quy định tại Mục 4 Bộ luật Dân sự về hợp đồng vay tài sản. Theo đó, đây là dạng hợp đồng thể hiện sự thoả thuận của các bên về việc:
– Bên cho vay giao tài sản của mình cho bên vay trong một khoảng thời gian nhất định.
– Khi đến hạn trả tài sản, bên vay phải trả lại tài sản cùng loại, đúng số lượng, chất lượng và có thể kèm theo lãi suất (nếu các bên thoả thuận hợp đồng vay tài sản này có lãi suất) cho bên cho vay.
Như vậy, có thể thấy, hợp đồng vay tài sản nói chung hoặc hợp đồng vay tiền nói riêng chỉ là hợp đồng dân sự đơn thuần, là sự thoả thuận về việc vay tiền giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Do đó, hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự và các thoả thuận về lãi suất cũng phải tuân theo quy định tại Điều 468 nêu trên.
Do đó, nếu cá nhân, tổ chức vay tiền cho nhau thì có thể tự thoả thuận lãi suất với nhau nhưng lãi suất tối đa chỉ là 20%/năm của khoản vay. Đặc biệt, nếu lãi suất vượt quá 20%/năm thì sẽ không có hiệu lực.
Đồng nghĩa, đây chỉ là thoả thuận của cá nhân còn riêng công ty tài chính là một trong các tên gọi để gọi tổ chức tín dụng bởi theo Điều 5 Luật Tổ chức tín dụng:
“Tổ chức không phải là tổ chức tín dụng không được phép sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “tổ chức tín dụng”, “ngân hàng”, “công ty tài chính” […]”
Như vậy, công ty tài chính khi cho vay sẽ phải thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức tín dụng cùng các văn bản hướng dẫn liên quan mà không phải giao dịch dân sự theo sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Do đó, lãi suất tối đa 20%/năm không áp dụng với công ty tài chính.
2. Tại sao công ty tài chính cho vay lãi cao nhưng không bị phạt?
Về lãi suất của công ty tài chính, công ty tài chính và khách hàng sẽ tự thoả thuận với nhau. Tuy nhiên, khi cho vay, công ty tài chính cũng không được cho vay với lãi suất vượt quá lãi suất cho vay tối đa của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo từng thời kỳ quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
Hiện nay, ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ quy định mức lãi suất tối đa khi cho vay ngắn hạn cụ thể tại Điều 1 Quyết định 1730/QĐ-NHNN mà không có lãi suất tối đa của các hình thức cho vay khác. Cụ thể:
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 4,5%/năm.
– Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô: 5,5%/năm.
Do đó, lãi suất cho vay của công ty tài chính hoàn toàn được thực hiện theo thoả thuận giữa tổ chức này với người vay căn cứ vào vốn thị trường, nhu cầu vay vốn của khách hàng cùng với mức độ tín nhiệm của khách hàng…
Nội dung thoả thuận về lãi suất gồm: Mức lãi suất, phương pháp tính lãi hoặc mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm theo số dư nợ thực tế và thời hạn duy trì số dư này; mức lãi suất phạt nếu không trả nợ đúng hạn; mức lãi suất điều chỉnh kèm thời điểm điều chỉnh…
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải công ty tài chính có thể cho vay với lãi suất ở mức nào cũng được bởi khi tự điều chỉnh lãi suất, căn cứ khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN, công ty tài chính phải gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính khung lãi suất này cho cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước nơi công ty tài chính đặt trụ sở.
Có thể thấy, mặc dù hiện nay các công ty tài chính đều cho vay với lãi suất cao, tuy nhiên, lãi suất đó là lãi suất thoả thuận của công ty tài chính với người vay. Nếu người vay không chấp nhận thì có thể lựa chọn công ty khác hoặc ngân hàng khác. Tuy nhiên, thủ tục và giấy tờ vay có thể sẽ phức tạp hơn với nhiều điều kiện hơn.
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, Luật Duy Ích – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng cung cấp các dịch vụ pháp lý cần thiết cho khách hàng. Đảm bảo uy tín, bảo mật.
Dịch vụ cung cấp cho Quý Khách hành gồm:
– Soạn thảo đơn từ, hợp đồng, các giao dịch kinh tế, thương mại, dân sự khác.…
– Luật sư tư vấn, soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn khách hàng thực hiện công việc liên quan đến các thủ tục hành chính tại các cơ quan chức năng chuyên môn;
– Luật sư tư vấn, soạn thảo, hướng dẫn hồ sơ và giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại tại các cơ quan có chức năng, thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
– Luật sư giỏi hỗ trợ, thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp như cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thay đổi Điều Lệ công ty, các loại giấy phép… để doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;
– Luật sư giỏi đại diện thực hiện các công việc theo sự ủy quyền của khách hàng liên quan đến việc đàm phán, ký kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh cho đương sự trong các vụ án dân sự (Tranh chấp hợp đồng mua bán, tranh chấp hợp đồng vay tài sản, tranh chấp hợp đồng đặt cọc, tranh chấp hợp đồng thuê nhà, tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ); Giải quyết tranh chấp về lao động (Tranh chấp về tiền lương, Tranh chấp về tiền trợ cấp thôi việc, tranh chấp về tiền trợ cấp mất việc, tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng,…); Hôn nhân và Gia đình (Tranh chấp về tài sản chung sau ly hôn, tranh chấp ai có quyền nuôi con, tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng,…); Giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai (Tranh chấp về lối đi liền kề, tranh chấp về ranh giới đất, …); Giải quyết tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp;…
– Luật sư giỏi về lĩnh vực hình sự: Tư vấn các quy định pháp lý liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, bị cáo; Hỗ trợ tham gia vào các giai đoạn tố tụng để làm rõ hành vi phạm tội và đưa ra các bằng chứng giảm nhẹ tội cho thân chủ từ các giai đoạn: điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử vụ án; Tư vấn, hướng dẫn, đưa ra phương án khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội cho thân chủ; Thu nhập tài liệu, chứng cứ, tình tiết giảm nhẹ hoặc tìm bằng chứng ngoại phạm nếu khách hàng có hiệu bị oan sai, tìm ra sự thật khách quan của vụ việc; Luật sư tư vấn hướng dẫn bị can, bị cáo các chính sách khoan hồng, chính sách ân xá, đặc xá, cho mãn hạn tù trước thời hạn; Luật sư tham gia vụ án tiến hành tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo giảm nhẹ tội danh;…
Trên đây là ý kiến tư vấn mang tính chất tham khảo. Nếu Quý khách có bất kỳ vướng mắc hoặc cần thêm thông tin chi tiết về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi qua số liên lạc 0912 987 103 hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp tại 76 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Rất mong nhận được sự hợp tác.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn Luật – Công ty Luật Duy Ích tại Đà Nẵng.