Quyền xác định lại giới tính của cá nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015
Trên tinh thần tôn trọng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của con người, pháp luật dân sự Việt Nam đã ghi nhận những quyền nhân thân của cá nhân. Một trong những quyền dân sự gắn liền không thể chuyển giao của cá nhân là quyền xác định lại giới tính. Qua đây, Công ty Luật Duy Ích sẽ phân tích quyền xác định lại giới tính của cá nhân để quý bạn đọc cùng tham khảo.
1. Quyền xác định lại giới tính cho cá nhân
Xã hội càng hiện đại thì càng phát sinh nhiều vấn đề. Đặc biệt là những vấn đề xoay quanh giới tính của con người. Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận quyền xác định lại giới tính của cá nhân tại Điều 36 như sau:
– Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Cụ thể, một người thực hiện việc xác định lại giới tính trong trường hợp giới tính của họ bị khuyết tật bẩm sinh, chưa được định hình chính xác và cần sự can thiệp của y học vào việc xác định rõ giới tính.
– Việc xác định lại giới tính phải thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
– Khi đã xác định lại giới tính thì cá nhân có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định pháp luật hộ tịch. Phát sinh quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại đúng quy định.
Quy định nêu trên là điển hình cho việc kịp thời điều chỉnh quy định pháp luật phù hợp với diễn biến những mối quan hệ trong đời sống xã hội. Vì việc xác định giới tính có thể hướng con người đến một cuộc đời trọn vẹn hơn, được sống một cuộc đời ý nghĩa hơn dưới sự tôn trọng và bảo vệ của pháp luật Việt Nam.
Xem thêm: ĐẠI DIỆN VÀ PHẠM VI ĐẠI DIỆN THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
2. Xác định lại giới tính khi bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính
Hai giới tính sinh học truyền thống trong xã hội là nam và nữ. Nhưng cũng sẽ có những trường hợp gặp vấn đề trong việc hình thành giới tính sinh học như bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính. Và theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính quy định về khuyết tật bẩm sinh về giới tính như sau:
– Đó là những bất thường xảy ra ở bộ phận sinh dục của một người từ khi mới sinh ra;
– Biểu hiện qua các dạng như:
- Nữ lưỡng giới giả nam;
- Nam lưỡng giới giả nữ;
- Lưỡng giới thật.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề nêu trên như đột biến gen, di truyền khiếm khuyết nhiễm sắc thể,… Vì vậy, Điều 5 Nghị định số 88/2008/NĐ-CP đã quy định chi tiết về tiêu chuẩn y tế để thực hiện xác định khuyết tật bẩm sinh về giới tính:
– Đối với nam lưỡng giới giả nữ:
- Về bộ phận sinh dục của đối tượng này là dương vật nhỏ, có thể sờ thấy tinh hoàn hoặc can thiệp siêu âm, nội soi thấy tinh hoàn, không có buồng trứng, tử cung;
- Mang bộ nhiễm sắc thể XY, gen biệt hoá tinh hoàn dương tính hoặc kết hợp cả hai trường hợp này.
– Đối với nữ lưỡng giới giả nam:
- Về bộ phận sinh dục của đối tượng này là âm vật nhưng phát triển như dương vật, không có tinh hoàn, siêu âm, nội soi sẽ thấy tử cung, buồng trứng;
- Mang bộ nhiễm sắc thể XX.
– Đối với người lưỡng giới thật:
- Bộ phận sinh dục biểu hiện cả nam và nữ, có tổ chức tinh hoàn lẫn buồng trứng;
- Mang bộ nhiễm sắc thể là một trong các dạng XX/XY, XXX/XY, XX/XXXY hoặc các dạng nhiễm sắc thể được xác định là lưỡng giới thật.
Ngoài ra, tại Điều 6 Nghị định này cũng quy định về tiêu chuẩn y tế xác định giới tính chưa được định hình chính xác như sau:
– Về nhiễm sắc thể giới tính có thể giống các trường hợp nêu trên nhưng bộ phận sinh dục vẫn chưa được biệt hoá hoàn toàn và không thể xác định là nam hay nữ.
3. Điều kiện để cá nhân có quyền xác định lại giới tính
Quyền xác định lại giới tính của cá nhân là một quyền nhân thân có điều kiện. Dựa vào các quy định nêu trên, có thể thấy điều kiện để việc xác định lại giới tính có thể diễn ra đối với những cá nhân nào rơi vào một trong hai trường hợp:
- Bị khuyết tật bẩm sinh về giới tính;
- Chưa định hình chính xác về giới tính.
Thì mới có quyền xác định lại giới tính, còn những người đã hoàn thiện về giới tính thì không đặt ra quyền này. Với điều kiện trên thì ta có thể thấy rằng, xác định lại giới tính không đồng nghĩa với việc thay đổi giới tính một cách tùy tiện, chỉ trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép thì việc xác định lại giới tính mới có thể diễn ra.
Việc xác định giới tính phải có can thiệp y học của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, mới được coi là hợp pháp. Bởi lẽ, sau khi hoàn tất việc chỉnh sửa giới tính thì cơ quan chuyên môn này, sẽ cấp giấy xác nhận để làm căn cứ pháp lý khẳng định giới tính, xác định lại giới tính.
Tham khảo: Hôn nhân đồng giới năm 2024
4. Hậu quả pháp lý của việc xác định lại giới tính
Pháp luật dân sự Việt Nam quy định con người khi sinh ra đều có quyền đăng kí khai sinh và trong giấy khai sinh phải thể hiện giới tính nam hoặc nữ. Chỉ khi có yêu cầu và đáp ứng 01 trong 02 điều kiện để có thể xác định lại giới tính như đã đề cập ở trên thì cá nhân mới có thể được xác định lại giới tính. Và kết quả của việc xác định lại giới tính xảy ra 2 trường hợp đó là:
Thứ nhất, giới tính sau khi được xác định vẫn như đã ghi trong giấy khai sinh và các giấy tờ khác;
Thứ hai, đó là giới tính được thay đổi từ nam chuyển thành nữ hoặc ngược lại.
Cá nhân sau khi được xác định lại giới tính thì có thể là phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một số quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong một số trường hợp sau:
– Người sau khi được xác định lại giới tính được cải chính hộ tịch;
– Người sau khi được xác định lại giới tính có quyền được thay đổi họ, tên của mình trong trường hợp việc sử dụng họ, tên cũ có ảnh hưởng đền quyền và lợi ích hợp pháp hay cuộc sống bình thường;
– Người sau khi được xác định lại giới tính được xây dựng gia đình và nhận con nuôi theo quy định của pháp luật: Sau khi đã được xác định lại giới tính để trở lại sống với giới tính thật và đơn nhất (nam hoặc nữ) của mình, người đã xác định lại giới tính sẽ có quyền được tự do kết hôn như mọi công dân khác;
– Người được xác định lại giới tính sẽ dẫn tới sự thay đổi trong một số quyền và nghĩa vụ dân sự như: trong quan hệ lao động, tuổi nghỉ hưu có sự thay đổi hay như được hưởng những chế độ đặc thù như chỉ phụ nữ mới được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật…
– Người sau khi được xác định lại giới tính vẫn được đảm bảo các quyền về thừa kế, quan hệ với con cái….
5. Dịch vụ tư vấn dân sự:
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan về dân sự, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều khách hàng giải quyết các vấn đề về dân sự.
Chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn về dân sự tốt nhất. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.
Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới dân sự dưới đây:
– Xác định tài sản chung – riêng trong thời kỳ hôn nhân;
– Lập di chúc, phân chia di sản thừa kế; giao kết hợp đồng với đối tác hạn chế rủi ro và đạt được nhiều lợi ích nhất;
– Ủy quyền cho người/tổ chức khác thực hiện công việc;
– Có tranh chấp nhưng không thể thương lượng, hòa giải thì khởi kiện ở đâu và khởi kiện như thế nào; khi bị khởi kiện thì phải làm gì
– Đã có bản án có hiệu lực của Tòa án thì thực hiện thi hành án ra sao…
…
Trên đây là nội dung tư vấn về Quyền xác định lại giới tính của cá nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng.