Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu năm 2024

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu năm 2024

Ngày nay, nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu không những bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu với những sản phẩm chất lượng, mẫu mã tương ứng,… Vậy quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là gì? Quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

1. Quy định pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là gì?

1.1 Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là gì? 

Nhãn hiệu là dấu hiệu hữu hình mà từ đó xác định được nguồn gốc, đồng thời giúp phân biệt hàng hoá, dịch vụ với các sản phẩm cùng loại nhưng khác nguồn gốc. 

Theo khoản 4 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định: “Quyền sở hữu công nghiệp được định nghĩa như sau: Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Như vậy, có thể hiểu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu quyền với hàng hoá, dịch vụ của cá nhân, tổ chức kinh doanh khác. 

Để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định Luật sở hữu trí tuệ như sau:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

1.2 Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Theo Điều 34 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về phạm vi quyền sở hữu công nghiệp như sau:

– Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác định:

  • Theo phạm vi bảo hộ được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu và Đăng bạ quốc tế về kiểu dáng công nghiệp ; Hoặc 
  • Trong văn bằng bảo hộ, giấy xác nhận đăng ký quốc tế nhãn hiệu, quyết định chấp nhận bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đăng ký quốc tế.

– Các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ theo phạm vi bảo hộ.

Như vậy, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được giới hạn trong quốc gia đã đăng ký và trong lĩnh vực ngành, nghề theo đúng đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

2. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ có các quyền như sau:

– Quyền sử dụng nhãn hiệu:

Theo đó, sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện những hành vi:

  • Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh. Nhãn hiệu để phân biệt các sản phẩm có tính chất, cơ chế sử dụng tương tự nhau nên việc gắn nhãn hiệu lên hàng hóa là điều kiện cần thiết để tránh nhẫm lẫn.
  • Lưu thông, chào bán. Quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ. 
  • Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

– Quyền định đoạt nhãn hiệu:

  • Theo quy định, quyền định đoạt quyền đối với nhãn hiệu bao gồm việc chuyển nhượng và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được thể hiện dưới hình thức hợp đồng và bằng văn bản. Các văn bản này phải được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ mới có hiệu lực pháp luật/
  • Việc định đoạt quyền đối với nhãn hiệu cũng phải đảm bảo yêu cầu về mặt chủ thể như đối với trường hợp đăng ký nhãn hiệu. Do đó, quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

– Quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu

  • Quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ ngăn cấm các chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu là hợp pháp theo pháp luật Việt Nam. Khi các chủ thể có hành vi khai thác, sử dụng nhãn hiệu có dấu hiệu được quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 mà không được cho phép của chủ sở hữu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. 
  • Tuy nhiên, đối với các trường hợp sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ không ảnh hưởng đến chất lượng, khả năng khai thác và sử dụng của chủ sở hữu, đồng thời khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp liên quan mà chứng minh được các yếu tố trung thực, khách quan thì chủ sở hữu không được quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. 
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

3. Dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan sở hữu trí tuệ, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ tư vấn thành công nhiều khách hàng về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Chúng tôi tự tin là đơn vị chuyên nghiệp. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.

Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới sở hữu trí tuệ dưới đây: 

  • Tư vấn nhượng quyền thương hiệu
  • Đăng ký quyền tác giả
  • Đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc

Trên đây là nội dung tư vấn về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ – Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng.

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại