Quy định về quyền kháng cáo theo pháp luật Hình sự Việt Nam
Trong tố tụng hình sự Việt Nam, quyền kháng cáo là 1 quyền cơ bản của người tham gia tố tụng nhằm đảm bảo quyền con người và có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước những phán quyết không hợp lý. Vậy kháng cáo là gì? Cùng tìm hiểu quyền kháng cáo qua bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích.
1. Quyền kháng cáo là gì?
Theo điều 331 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 người có quyền kháng cáo là:
- Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
- Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
- Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
- Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
Như vậy, kháng cáo là quyền của 1 số người tham gia tố tụng mà pháp luật ghi nhận trong thời hạn bằng thủ tục luật định được yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm đó chưa phát sinh hiệu lực.
2. Thời hạn có quyền kháng cáo theo quy định pháp luật
2.1 Thời hạn có quyền kháng cáo đối với bản án sơ thẩm
Căn cứ theo khoản 1 Điều 333 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 thì: “Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật”
Như vậy, thời hạn thực hiện quyền kháng cáo là 15 ngày. Tuỳ nhiên, tuỳ từng trường hợp mà thời hạn này được tính từ những mốc sự kiện pháp lý khác nhau.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 4 Nghị định 05/2005/NQ-HDTP quy định về thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời hạn kháng cáo như sau:
- Thời điểm bắt đầu thời hạn kháng cáo là ngày tiếp theo của ngày xác định. Ngày xác định là ngày Toà án tuyên án hoặc ra quyết định trong trường hợp Viện kiểm sát, bị cáo, đương sự có mặt tại phiên toà hoặc là ngày bản án, quyết định được giao hoặc được niêm yết trong trường hợp bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên toà.
- Thời hạn kháng cáo sẽ kết thúc vào ngày cuối cùng của thời hạn. “Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.”
Như vậy, việc xác định ngày kháng cáo rất quan trọng, bởi đây sẽ là căn cứ để Toà án có thẩm quyền xác định việc kháng cáo có đúng thời hạn luật quy định không.
2.2 Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm
Căn cứ theo khoản 2 Điều 333 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 thì: “Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.”
Như vậy, thời hạn kháng cáo đối với quyết định của Toà án sơ thẩm là 7 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định. Thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thời hạn kháng cáo được xác định tương tự như kháng cáo đối với bản án đã phân tích ở trên.
2.3 Kháng cáo quá hạn
Căn cứ theo khoản 1 Điều 335 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 thì: “Việc kháng cáo quá hạn được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn do Bộ luật này quy định.”
Như vậy, việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận hoặc không tùy thuộc vào lý do người kháng cáo đưa ra có chính đáng hay không. Căn cứ theo mục 5 Phần 1 Nghị định 05/2005/NQ-HDTP thh: “Lý do chính đáng là những trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định, ví dụ: do thiên tai, lũ lụt; đau ốm, tai nạn phải nằm viện,…
3. Luật sư tư vấn Hình sự
Luật sư hình sự uy tín bào chữa, hùng biện giỏi, bảo vệ và biện hộ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho hành vi của bạn.
Trong trường hợp khách hàng hoặc người thân không may liên quan đến một vụ án hình sự, khách hàng cần liên hệ ngay với luật sư để được tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, hạn chế tối đa tình trạng oan sai, cũng như thực hiện các giải pháp cần thiết để được áp dụng tối đa các tình tiết giảm nhẹ, hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước.
Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và tham gia giải quyết tố tụng đại diện, bào chữa., bảo vệ quyền lợi của bị hai…Luật sư chúng tôi hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:
- Tư vấn và soạn thảo đơn từ trong tố tụng hình sự
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho khách hàng
- Hướng dẫn người bị hại viết đơn trình bày rõ hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo
- Hỗ trợ khách hàng phân tích, đánh giá và tìm kiếm chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự
- …
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền kháng cáo của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng