Trong xã hội hiện đại, các mối quan hệ hôn nhân và gia đình ngày càng đa dạng. Một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm là quy định pháp luật liên quan đến con ngoài giá thú. Vậy trong năm 2025, pháp luật Việt Nam quy định thế nào về quyền lợi, nghĩa vụ và thủ tục pháp lý đối với con ngoài giá thú? Bài viết này Luật Duy Ích sẽ đem đến cho Quý độc giả những thông tin chi tiết, dễ hiểu và cập nhật theo quy định mới nhất.
1. Con ngoài giá thú là gì?
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật liên quan chưa có quy định cụ thể về khái niệm con ngoài giá thú. Tuy nhiên, con ngoài giá thú là con được sinh ra không trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp. Điều này có nghĩa là cha mẹ của đứa trẻ không đăng ký kết hôn hợp pháp tại thời điểm sinh con.

2. Quyền và nghĩa vụ của con ngoài giá thú
Theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con ngoài giá thú có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
- Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
- Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
- Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

3. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con ngoài giá thú
Căn cứ Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của chao mẹ đối với con ngoài giá thú như sau:
- Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
- Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
- Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có nghĩa vụ cấp dướng cho con ngoài giá thú theo quy định tại Điều 107 và Điều 119 Luật Hôn nhân và Gia định 2014 như sau:
Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:a) Người thân thích;b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;d) Hội liên hiệp phụ nữ.3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
4. Việc đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú như thế nào?
4.1 Quy định của pháp luật về việc đăng ký khai sinh cho con chưa xác định được cha mẹ
Cha mẹ khi thực hiện đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú cần căn cứ Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ như sau:
- UBND cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
- Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
- Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 thì UBND kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
- Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
- Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
Như vậy, trường hợp cha hoặc mẹ có con ngoài giá thú mà làm giấy khai sinh cho con thì bắt buộc làm thủ tục nhận con đồng thời với việc đăng ký khai sinh cho con thì mới được để tên cha hoặc mẹ trong giấy khai sinh.

4.2. Thành phần hồ sơ đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú
Theo khoản 2 Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP, hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha con bao gồm:
– Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
- Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm:
-
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
- Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
4.3. Nơi làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú
Thủ tục đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha con ngoài giá thú được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha con (Điều 13 Luật Hộ tịch).
Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ (khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch).
4.4. Thời gian cấp Giấy khai sinh cho con ngoài giá thú
Thông thường, Giấy khai sinh sẽ được cấp ngay trong ngày yêu cầu. Trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo (theo nguyên tắc tại khoản 3 Điều 5 Luật Hộ tịch).
Dù được sinh ra ngoài hôn nhân, con ngoài giá thú vẫn được pháp luật bảo vệ đầy đủ quyền lợi như bất kỳ đứa trẻ nào khác. Trong năm 2025, các quy định về con ngoài giá thú tiếp tục được hoàn thiện để đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, nhân đạo và tôn trọng quyền trẻ em. Cha mẹ cần hiểu rõ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý để đảm bảo tương lai và quyền lợi cho con.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan đầu tư, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều nhà đầu tư về việc thành lập doanh nghiệp.
Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.
Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới doanh nghiệp – đầu tư dưới đây:
Tư vấn thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ…;
Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh;
Hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
Tư vấn các thủ tục sau khi thay đổi;
Tư vấn thường xuyên các hoạt động doanh nghiệp;
…
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Quy định pháp luật về con ngoài giá thú 2025 của Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Công ty luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.
Xem thêm tại: Điều kiện kết hôn theo pháp luật năm 2025
Xem thêm tại: Ly hôn khi vợ hoặc chồng đi tù 2025