Giao dịch dân sự là gì? Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự là gì? Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự là những giao dịch thường xuyên trong hoạt động hàng ngày của chúng ta. Vậy giao dịch dân sự là gì? Điều kiện để giao dịch có hiệu lực như thế nào? Quý bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích.

Giao dịch dân sự là gì?
Giao dịch dân sự là gì?

1. Giao dịch dân sự là gì?

Theo quy định Điều 166 Bộ luật dân sự 2015 về giao dịch dân sự như sau: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Theo đó:

  • Hợp đồng là sự thỏa thuận, giao kết giữa các bên làm căn cứ để ghi nhận phát sinh, thay đổi hoặc chấm, dứt quyền, nghĩa vụ dân sự khi thực hiện hợp đồng. Một số hợp đồng thường gặp như sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Hợp đồng thuê mua căn hộ,…
  • Hành vi pháp lý đơn phương là hành vi của một cá nhân nhằm bắt đầu phát  sinh, thay đổi hoặc chấm, dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, có thể kể đến như: Di chúc, giấy ủy quyền, thừa hưởng tặng cho….

Trong đó, hình thức của dân sự bao gồm

  • Giao dịch được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
  • Giao dịch thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
  • Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Giao dịch dân sự là gì?
Giao dịch dân sự là gì?

2. Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực

Điều kiện để giao dịch có hiệu lực được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, theo đó giao dịch dân sự phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Về chủ thể:

  • Những cá nhân, tổ chức giao dịch dân sự phải là chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
  • Các đối tượng tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự trên cơ sở tự nguyện, không bị đe dọa, ép buộc, tôn trọng trên cơ sở thỏa thuận trong giao kết, thực hiện giao dịch.

– Về mục đích và nội dung giao dịch dân sự

  • Không vi phạm điều cấm của luật. Nghĩa là, giao dịch dân sự thực hiện theo những gì quy định pháp luật không cấm, không cho phép các chủ thể thực hiện. 
  • Không trái đạo đức xã hội. Những quy tắc, quy chuẩn đạo đức xã hội thường được áp dụng trong một cộng đồng dân cư hoặc trong cả xã hội. Do đó, các thỏa thuận trong giao dịch dân sự không được vi phạm điều đó.

Về hình thức 

Hình thức của giao dịch phải đáp ứng theo các điều kiện pháp luật quy định đối với từng loại hình thức giao kết, thực hiện giao dịch. Ví dụ: hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất bắt buộc phải lập thành văn bản và phải có công chứng hoặc chứng thực.

Giao dịch dân sự là gì?
Giao dịch dân sự là gì?

3. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu

Theo Bộ luật dân sự 2015 quy định có 07 trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu như sau:

  • Giao dịch vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. 
  • Giao dịch  vô hiệu do giả tạo. 
  • Giao dịch vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. 
  • Giao dịch vô hiệu do bị nhầm lẫn. 
  • Giao dịch vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. 
  • Giao dịch vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. 
  • Giao dịch vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. 

Ngoài ra, các giao dịch dân sự có thể vô hiệu từng phần, tùy thuộc vào nội dung vô hiệu mà phần còn lại của giao dịch vẫn còn hiệu lực.

Giao dịch dân sự là gì?
Giao dịch dân sự là gì?

4. Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng

Văn phòng luật sư Đà Nẵng với nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao trong xử lý, giải quyết tranh chấp các hợp đồng dân sự. Chúng tôi cùng khách hàng xây dựng các phương án đàm phán hiệu quả cho các bên, trong một số trường hợp đàm phán không đạt kết quả chúng tôi sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện tại Tòa án đê bảo vệ quyền lợi của quý khách. Một số tranh chấp hợp đồng thường gặp: Hợp đồng vay tài sản, Hợp đồng mua bán hàng hóa, Hợp đồng cung cấp dịch vụ, Hợp đồng cho thuê/mượn tài sản …. Luật sư hỗ trợ tư vấn, giải quyết tranh chấp 

  • Tư vấn phương thức để giải quyết tranh chấp hợp đồng
  • Đại diện khách hàng làm việc với bên liên quan khi xảy ra tranh chấp
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ cần thiết cho khởi kiện
  • Soạn thảo đơn từ, hồ sơ khởi kiện

Trên đây là nội dung tư vấn về trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng. 

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại