Đình chỉ điều tra vụ án hình sự
Đình chỉ điều tra vụ án hình sự là gì? Khi nào thì được đình chỉ điều tra, và ai có thẩm quyền quyết định? Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm trong lĩnh vực pháp lý. Cùng Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích tìm hiểu chi tiết về đình chỉ điều tra để nắm rõ các quy định và điều kiện áp dụng.
1. Điều tra là gì?
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, điều tra vụ án hình sự là hoạt động do các cơ quan điều tra tiến hành nhằm xác minh, thu thập chứng cứ, và làm rõ sự thật của vụ án. Quá trình này giúp xác định người vi phạm, mức độ hành vi phạm tội và các yếu tố khác liên quan để phục vụ cho việc xét xử công bằng, đúng pháp luật.
Điều tra vụ án hình sự thường được tiến hành ngay khi cơ quan điều tra nhận được thông tin về hành vi phạm tội. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vụ án, việc điều tra có thể diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài, thậm chí qua nhiều giai đoạn
Xem thêm: Thời hạn điều tra vụ án hình sự
2. Đình chỉ điều tra?
2.1 Đình chỉ điều tra là gì?
Về mặt pháp lý thì đình chỉ điều tra như là một quy định để xác lập mốc thời gian giới hạn cần thiết của quá trình điều tra, truy tố. Đến một thời điểm nào đó đối với một số vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng không thể điều tra, làm rõ được hành vi, sự kiện phạm tội thì biện pháp đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án là giải pháp chấm dứt mọi hoạt động điều tra, truy tố, giải quyết đối với vụ án đó.
Xem thêm: Điều tra vụ án hình sự là gì? Vai trò và ý nghĩa của nó
2.2 Khi nào đình chỉ điều tra? (Điều 230 BLTTHS)
Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
- Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật Hình sự;
- Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời hạn, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.
3. Tạm đình chỉ điều tra (Điều 229 BLTTHS)
Ngoài việc đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
- Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;
- Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
- Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
- Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
- Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ.
Xem thêm: Những việc điều tra viên không được làm
4. Luật sư tư vấn hình sự
Luật sư hình sự uy tín bào chữa, hùng biện giỏi, bảo vệ và biện hộ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho hành vi của bạn.
Trong trường hợp khách hàng hoặc người thân không may liên quan đến một vụ án hình sự, khách hàng cần liên hệ ngay với luật sư để được tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, hạn chế tối đa tình trạng oan sai, cũng như thực hiện các giải pháp cần thiết để được áp dụng tối đa các tình tiết giảm nhẹ, hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước.
Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và tham gia giải quyết tố tụng đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền lợi của bị hai…Luật sư chúng tôi hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:
- Tư vấn và soạn thảo đơn từ trong tố tụng hình sự
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho khách hàng
- Hướng dẫn người bị hại viết đơn trình bày rõ hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo
- Hỗ trợ khách hàng phân tích, đánh giá và tìm kiếm chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự
- …
Trên đây là nội dung tư vấn về đình chỉ điều tra vụ án hình sự của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng