Thừa kế tài sản là một trong những chế định quan trọng trong pháp luật dân sự, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người còn sống sau khi một người qua đời. Trong thực tiễn, không phải ai cũng để lại di chúc trước khi mất, do đó việc thừa kế theo pháp luật là tình huống phổ biến và cần được hiểu rõ để tránh tranh chấp hoặc hiểu nhầm giữa các bên liên quan.
Công ty luật Duy Ích xin gửi tới quý độc giả bài viết để giúp bạn hiểu rõ khái niệm thừa kế theo pháp luật, các trường hợp áp dụng, cách xác định hàng thừa kế, những người không được quyền hưởng di sản, thời hiệu thừa kế… tất cả đều được trình bày theo quy định mới nhất của Bộ luật Dân sự 2015 (vẫn còn hiệu lực đến năm 2025).

1.Thừa kế theo pháp luật là gì?
Thừa kế là việc chuyển quyền sở hữu tài sản từ người đã mất sang cho người còn sống. Tài sản mà người chết để lại được gọi là di sản thừa kế.
Theo quy định của pháp luật, thừa kế gồm hai hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
2. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật, cụ thể:
Thứ nhất, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thứ hai, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
3. Chia di sản thừa kế theo pháp luật
Hàng thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người được hưởng di sản theo pháp luật được phân chia theo thứ tự các hàng thừa kế như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất:
Gồm: vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
– Hàng thừa kế thứ hai:
Gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
– Hàng thừa kế thứ ba:
Gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu ruột mà người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột; chắt ruột mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người trong cùng một hàng thừa kế sẽ được chia phần di sản bằng nhau.
Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng trước vì đã chết, bị truất quyền thừa kế, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

4. Những đối tượng không được quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật
Tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người sau đây không được quyền hưởng di sản:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Lưu ý: Những người trên đây vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

5. Thời hiệu thừa kế theo pháp luật
Thứ nhất: thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là
- 30 năm đối với bất động sản
- 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.
Lưu ý: Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
- Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
- Thứ hai, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thứ ba, thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thừa kế theo pháp luật là cơ chế pháp lý nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người thân thích của người đã mất trong trường hợp không có di chúc hợp pháp hoặc di chúc không còn hiệu lực. Nắm rõ các quy định liên quan đến hàng thừa kế, đối tượng không được hưởng di sản, cũng như thời hiệu khởi kiện, sẽ giúp cá nhân và gia đình xử lý vấn đề thừa kế đúng quy định, hạn chế rủi ro pháp lý và mâu thuẫn nội bộ.
- Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến thủ tục thừa kế hoặc cần tư vấn cụ thể cho trường hợp của mình, hãy tìm đến sự hỗ trợ từ luật sư hoặc cơ quan pháp luật có thẩm quyền để được hướng dẫn và bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan đầu tư, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều nhà đầu tư về việc thành lập doanh nghiệp.
Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.
Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới doanh nghiệp – đầu tư dưới đây:
Tư vấn thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ…;
Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh;
Hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền;
Tư vấn các thủ tục sau khi thay đổi;
Tư vấn thường xuyên các hoạt động doanh nghiệp;
…
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về “THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 2025” của Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Công ty luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.
Xem thêm tại: Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài theo pháp luật 2025
Xem thêm tại: Top 7 văn phòng luật sư uy tín tại Đà Nẵng 2025