Thừa kế được hiểu là hưởng tài sản của người đã mất. Cá nhân có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho những người được hưởng di sản. Việc phân chia tài sản thừa kế được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho Quý khách rõ hơn các quy định về hưởng quyền thừa kế.
1. Các hình thức thừa kế
1.1 Thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Hiệu lực hưởng thừa kế theo di chúc được thực hiện sau khi cá nhân chết.
1.2 Thừa kế theo pháp luật
Sau khi cá nhân chết, di sản để lại sẽ được chia cho đều cho những người thừa kế theo pháp luật: người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản thừa kế
2. Một số tranh chấp về quyền thừa kế cần lưu ý
2.1 Tranh chấp giữa người thừa kế theo di chúc và người không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Theo điều 644 Bộ luật dân sự 2015 quy định con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên không có khả năng lao động vẫn được hưởng di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. Lưu ý người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc những người không được nhận di sản.
Pháp luật bảo vệ lợi ích của những người được thừa kế theo pháp luật nhưng không được phân chia di sản theo di chúc. Thực tế việc xác định các đối tượng để hưởng di sản tại thời điểm mở thừa kế còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, sự bất đồng khi những người thừa kế theo di chúc cho rằng phần di sản của mình bị ảnh hưởng bởi người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Từ đó xảy ra tranh chấp ngày càng lớn và mâu thuẫn kéo dài ảnh hưởng đến quá trình phân chia di sản.
2.2 Tranh chấp giữa những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người thừa kế kế vị
Thừa kế kế vị là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống theo quy định điều 652 Bộ luật dân sự 2015.
Điều kiện để được hưởng thừa kế kế vị bao gồm:
- Xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại);
- Người được thừa kế phải là người có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất là người thừa kế thế vị luôn ở đời sau;
- Người thừa kế kế vị phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết;
- Cha hoặc mẹ của người thừa kế thế vị khi còn sống phải có quyền hưởng di sản và không bị tước mất quyền thừa kế theo quy định pháp luật.
3. Luật sư tư vấn tranh chấp thừa kế
- Hỗ trợ soạn thảo, lập di chúc đúng quy định;
- Trình tự, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp;
- Tư vấn phân chia di sản thừa kế;
- Thủ tục khai nhận di sản, từ chối nhận di sản;
- Giải quyết tranh chấp về xác định hàng thừa kế để chia thừa kế.
Trên đây là nội dung về tranh chấp quyền thừa kế và những điều cần nắm rõ khi chia di sản. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số liên lạc 0912 987 103. Chân thành cảm ơn.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty Luật Duy Ích tại Đà Nẵng.
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà Danabook, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Số điện thoại: 091 298 7103
Gmail: luatduyichdanang@vanphongluatsudanang.com
Fanpage: Văn phòng luật sư Đà Nẵng