HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO PHÁP LUẬT 2024
Tranh chấp đất đai là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của mọi người trong cuộc sống lẫn pháp luật. Vì vậy, hoà giải tranh chấp đất đai là một thủ tục quan trọng thuộc sự điều chỉnh của pháp luật đất đai Việt Nam. Bài viết hôm nay, Duy Ích Luật sẽ cung cấp đến bạn đọc một số nội dung về hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật 2024.
1. Tranh chấp đất đai là gì?
Tại Khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024 đã đưa ra khái niệm về tranh chấp đất đai là sự tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa các bên tham gia vào quan hệ đất đai.
Tranh chấp đất đai có thể được phân thành rất nhiều loại, có thể dựa vào các yếu tố trong tranh chấp để phân thành một số loại tranh chấp đất đai sau đây:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất
- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất
- Tranh chấp liên quan đến đất
Khi có tranh chấp đất đai xảy ra, nhà nước thể hiện ý chí khuyến khích việc các bên trong tranh chấp đất đai tự hòa giải, hoặc hòa giải theo quy định của pháp luật hay cũng có thể thực hiện hòa giải thông qua các cơ chế khác mà pháp luật quy định như trong Khoản 1 Điều 235 Luật Đất đai 2024 đề cập.
Tham khảo: Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất
Sau khi Luật Đất đai được sửa đổi thì đã không còn đề cập đến nội dung khi có tranh chấp quyền sử dụng đất muốn khởi kiện thì cần phải thực hiện hòa giải ở tại Ủy ban nhân dân xã. Từ một giai đoạn cần phải thực hiện thì hiện tại hòa giải tranh chấp đất đai chỉ là một trong hai hình thức mà người đang trong quan hệ tranh chấp đất đai có thể lựa chọn.
2. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai:
Thủ tục hòa giải tranh chấp hiện hành đang được quy định Điều 105 Nghị định 102/2024/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 sẽ gồm một số giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: Khi nhận được đơn yêu cầu hòa tranh chấp đất đai, một số nhiệm vụ sau cần được Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm thực hiện:
– Đầu tiên, trong vòng 3 ngày làm việc sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải, Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn phải thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia trong tranh chấp đất và Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất đang bị tranh về việc Ủy ban đã thụ lý đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất. Trong trường hợp đơn yêu cầu không được Ủy ban nhân dân xã thụ lý thì cũng cần thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý
– Tiếp theo, Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn cần tiến hành hoạt động thẩm tra, xác minh nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập các giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung để xác minh rõ các vấn đề: nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng
– Sau đó Ủy ban nhân dân tiến hành thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai, trong đó thành phần của Hội đồng bao gồm: Chủ tịch/Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng, Đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã/phường/thị trấn, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn và quá trình sử dụng đối với đất đang có tranh chấp.
Ngoài ra, xét theo các trường hợp nhất định là có thể mời thêm đại diện của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, người đại diện cộng đồng dân, người có uy tín trong dòng họ nơi sinh sống,…
Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Giai đoạn 2: Lập biên bản về kết quả hòa giải
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 105 Nghị định 102/2024/NĐ-CP thì kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, và bao gồm một số nội dung sau: thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải, thành phần tham dự hòa giải, tóm tắt nội dung tranh , ý kiến của hội đồng hòa giải tranh chấp, những nội dung được các bên thỏa thuận hoặc không thỏa thuận.
Biên bản về kết quả hòa giải cần phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp. Trong trường hợp biên bản kết quả có nhiều trang thì phải ký vào từng trang biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã. Sau khi hoàn thành cần gửi ngay cho các bên tham gia tranh chấp và lưu lại tại Ủy ban nhân dân
Xem thêm: QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT – QUY ĐỊNH MỚI NHẤT CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2024
Giai đoạn 3: Giải quyết các trường hợp đặc biệt sau khi đã lập biên bản hòa giải:
– Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên có tranh chấp có gửi ý kiến bằng văn bản nhưng khác với nội dung đã thống nhất ở biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã tiến hành tổ chức lại cuộc họp hòa giải để xem xét, giải quyết đối với ý kiến bổ và lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
– Trường hợp hòa giải không thành thì Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn các bên tranh chấp, gửi đơn đến cơ quan thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
3. Dịch vụ tư vấn đất đai:
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan về đất đai, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều khách hàng giải quyết các vấn đề về tranh chấp đất đai.
Chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn về đất đai tốt nhất. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.
Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới đất đai dưới đây:
Tư vấn chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết theo quy định
Giải quyết tranh chấp nhà đất có yếu tố nước ngoài
Giải quyết tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
Giải quyết tranh chấp đất đai về thừa kế quyền sử dụng đất
…
Trên đây là nội dung tư vấn về Hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật 2024 của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng.