Phạm nhân vi phạm nội quy trại giam

Phạm nhân vi phạm nội quy trại giam
Phạm nhân vi phạm nội quy trại giam

Phạm nhân vi phạm nội quy trại giam

Phạm nhân là những người đang chấp hành các hình phạt do những hành vi sai trái của mình, vậy nếu những người này trong quá trình cải tạo tại trại giam vẫn tiếp tục vi phạm những nội quy được bạn hành thì sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Văn phòng Luật sư Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé!

1. Phạm nhân là ai? (Khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự)

Tại Điều này giải thích rằng phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân. Từ đó có thể biết rằng phạm nhân là những người đã có những hành vi vi phạm pháp luật bị nhà nước áp dụng các biện pháp trừng trị.

2. Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân (Điều 27 Luật Thi hành án hình sự)

Phạm nhân có các quyền sau đây

  • Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm, được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
  • Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
  • Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
  • Được lao động, học tập, học nghề;
  • Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
  • Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
  • Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
  • Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
  • Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
  • Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.

Phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây:

  • Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;
  • Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;
  • Lao động, học tập, học nghề theo quy định;
  • Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.

Xem thêm: Nội quy trại giam

3. Phạm nhân vi phạm nội quy trại giam bị xử lý như thế nào? (Điều 43 Luật Thi hành án hình sự)

Phạm nhân vi phạm nội quy trại giam bị xử lý như thế nào?
Phạm nhân vi phạm nội quy trại giam bị xử lý như thế nào?

Phạm nhân vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:

  • Khiển trách
  • Cảnh cáo
  • Giam tại buồng kỷ luật đến 10 ngày

Trong thời gian bị giam tại buồng kỷ luật, phạm nhân không được gặp thân nhân và có thể bị cùm chân. Không áp dụng cùm chân đối với phạm nhân nữ, phạm nhân là người dưới 18 tuổi, phạm nhân là người già yếu.

Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định kỷ luật phạm nhân bằng văn bản và lưu hồ sơ phạm nhân.

Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân có dấu hiệu của tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Giám thị trại giam thì Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì phải kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hành vi vi phạm của phạm nhân đang giam giữ tại trại tạm giam, nhà tạm giữ Công an cấp huyện có dấu hiệu của tội phạm thì Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện kiến nghị cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Quy định về giảm án tử hình

4. Luật sư tư vấn hình sự

Văn phòng luật Duy Ích
Văn phòng luật Duy Ích

Luật sư hình sự uy tín bào chữa, hùng biện giỏi, bảo vệ và biện hộ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho hành vi của bạn.

Trong trường hợp khách hàng hoặc người thân không may liên quan đến một vụ án hình sự, khách hàng cần liên hệ ngay với luật sư để được tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, hạn chế tối đa tình trạng oan sai, cũng như thực hiện các giải pháp cần thiết để được áp dụng tối đa các tình tiết giảm nhẹ, hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước. 

Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và tham gia giải quyết tố tụng đại diện, bào chữa., bảo vệ quyền lợi của bị hai…Luật sư chúng tôi hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:

  • Tư vấn và soạn thảo đơn từ trong tố tụng hình sự
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho khách hàng
  • Hướng dẫn người bị hại viết đơn trình bày rõ hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo
  • Hỗ trợ khách hàng phân tích, đánh giá và tìm kiếm chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự

Trên đây là nội dung tư vấn về nội dung phạm nhân vi phạm nội quy trại giam thì bị xử lý như thế nào của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại