Tạm giữ là gì?

Tạm giữ là gì?
Tạm giữ là gì?

TẠM GIỮ LÀ GÌ?

Tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết rõ về các quy định cụ thể của biện pháp này. Hãy cùng Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích tìm hiểu chi tiết về quy định này nhé!

1. Tạm giữ là gì?

Tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Việc áp dụng biện pháp này sẽ liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giữ.

Căn cứ khoản 1 Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: Biện pháp tạm giữ nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để đảm bảo thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp tạm giữ.

Xem thêm: Tạm giam người là gì? Thời hạn tạm giam người là bao lâu?

2. Khi nào áp dụng biện pháp tạm giữ?

Khi nào áp dụng biện pháp tạm giữ
Khi nào áp dụng biện pháp tạm giữ
  • Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
  • Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.
  • Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.
  • Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.
  • Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Xem thêm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là gì?

3. Thời hạn tạm giữ

Thời hạn tạm giữ
Thời hạn tạm giữ

Căn cứ Điều 118 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

  • Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
  • Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
  • Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
  • Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
  • Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

4. Quyền của người bị tạm giữ (Điều 31 BLTTHS)

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.

Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra.

Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại.

5. Luật sư tư vấn hình sự

Văn phòng luật Duy Ích - Chi nhánh Đà Nẵng
Văn phòng luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng

Luật sư hình sự uy tín bào chữa, hùng biện giỏi, bảo vệ và biện hộ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho hành vi của bạn.

Trong trường hợp khách hàng hoặc người thân không may liên quan đến một vụ án hình sự, khách hàng cần liên hệ ngay với luật sư để được tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, hạn chế tối đa tình trạng oan sai, cũng như thực hiện các giải pháp cần thiết để được áp dụng tối đa các tình tiết giảm nhẹ, hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước.

Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và tham gia giải quyết tố tụng đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền lợi của bị hại… Luật sư chúng tôi hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:

  • Tư vấn và soạn thảo đơn từ trong tố tụng hình sự
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho khách hàng
  • Hướng dẫn người bị hại viết đơn trình bày rõ hành vi phạm tội của các bị can, bị cáo
  • Hỗ trợ khách hàng phân tích, đánh giá và tìm kiếm chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự

Trên đây là nội dung tư vấn quy định về tạm giữ của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng 

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại