Quy định về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong vụ án ly hôn 2024

Quy định về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong vụ án ly hôn
Quy định về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong vụ án ly hôn

Quy định về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong vụ án ly hôn 2024

Bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong vụ án ly hôn là một trong những điều mà pháp luật Việt Nam chú trọng. Vậy quy định về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong vụ án ly hôn cụ thể là như thế nào? Qua bài viết này, Luật Duy Ích sẽ phân tích các quy định về vấn đề này để quý bạn đọc cùng tham khảo. 

1. Về quyền khởi kiện vụ án ly hôn

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền yêu cầu ly hôn của chồng, vợ là một quyền nhân thân, gắn liền với chủ thể. Giữ vững tinh thần này, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng công nhận và bảo vệ quyền tự do về hôn nhân của chồng, vợ tại Điều 51 như sau:

“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Chồng hoặc vợ đều có thể thực hiện quyền ly hôn của mình bằng một trong hai cách: thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Hơn hết, pháp luật về hôn nhân và gia đình còn có những quy định cụ thể giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ khi giải quyết ly hôn. Cụ thể, nếu vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con chưa đủ 12 tháng tuổi thì chồng bị hạn chế quyền ly hôn nhưng nếu vợ muốn ly hôn thì Toà án vẫn giải quyết, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của phụ nữ lúc cần thiết.

Quyền khởi kiện vụ án ly hôn
Quyền khởi kiện vụ án ly hôn

Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam hoạt động vì sự bình đẳng giới, phát triển cho phụ nữ, cho quyền, lợi ích hợp pháp cho phụ nữ Việt Nam. Trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật tố tụng dân sự cho phép Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam khởi kiện vụ án ly hôn, quy định tại khoản 1 Điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 187. Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước

1. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.”

Để bảo vệ phụ nữ – “phái yếu” trong xã hội, pháp luật Việt Nam, đã không bó hẹp quyền khởi kiện vụ án ly hôn đối với chủ thể chính thức là vợ và chồng, hay người thân mà còn trao quyền này cho bên thứ ba là các cơ quan như Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ. 

Xem thêm: Thủ tục ly hôn tại Đà Nẵng: Hồ sơ ly hôn gồm giấy tờ gì? Nộp ở đâu?

2. Ưu tiên quyền nuôi con của phụ nữ trong vụ án ly hôn

Theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ưu tiên trao quyền nuôi con cho người mẹ nếu con dưới 3 tuổi:

“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thoả thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Quy định này thể hiện rất rõ ý chí bảo vệ phụ nữ và trẻ em vì pháp luật Việt Nam hiện hành đã có sự ưu ái hơn cho thiên chức làm mẹ của một người phụ nữ. Việc giao con cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng khi con dưới 3 tuổi là một sự thật hợp lý trong xã hội hiện nay. Bỡi lẽ hành động này sẽ tốt nhất cho sự phát triển của con khi thời gian đầu đời này hơi ấm của mẹ là quan trọng nhất.

Quyền ưu tiên nuôi con của phụ nữ sau khi ly hôn
Quyền ưu tiên nuôi con của phụ nữ sau khi ly hôn

3. Quyền được tính công sức ngang với lao động có thu nhập khi phân chia tài sản nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em

Nhằm đảm bảo hơn cho lợi ích hợp pháp của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân, pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam đã quy định về việc người vợ làm công việc nội trợ vẫn được xem xét như lao động có thu nhập, có đóng góp vào khối tài sản chung. Điểm b khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP nêu rõ: 

“b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.”

Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp phụ nữ làm nội trợ bị khinh thường rất nhiều. Nhưng để người chồng có thể phát triển, tạo thêm thu nhập đương nhiên phải cần sự hậu thuẫn, hỗ trợ trong việc chăm lo nhà cửa, gia đình, con cái. Vì vậy, không chỉ có người ra ngoài làm việc mới là người tạo ra được thu nhập và nắm giữ tài sản mà còn là công sức của người nội trợ. Quy định này đã bảo vệ rất tốt cho quyền lợi hợp pháp của phụ nữ về việc chia tài sản chung khi giải quyết vụ án ly hôn.

Tham khảo tại: Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được quyền thăm con không?

Quyền được tính công sức ngang với lao động có thu nhập khi phân chia tài sản
Quyền được tính công sức ngang với lao động có thu nhập khi phân chia tài sản

4. Luật sư tư vấn Hôn nhân và gia đình 

Luật sư ly hôn giải quyết các vấn đề về ly hôn, tranh chấp tài sản chung và giành quyền nuôi con, đảm bảo quyền lợi tối đa của khách hàng. Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục hồ sơ ly hôn và tham gia giải quyết các tranh chấp về tài sản, quyền nuôi con…Luật sư chúng tôi hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:

Tư vấn pháp lý về ly hôn, tranh chấp nuôi con, tài sản, ….;

Hỗ trợ chuẩn bị, soạn thảo hồ sơ khởi kiện ly hôn

Tư vấn phương án giải quyết tài sản chung, nợ chung, … đảm bảo quyền lợi của khách hàng;

Tư vấn về quy định cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, số tiền cấp dưỡng nuôi con và thời hạn cấp dưỡng nuôi con

Tư vấn về thủ tục, hồ sơ giấy tờ nhận nuôi con nuôi, nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về quy định về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em trong vụ án ly hôn của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Công ty Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;

Bộ phận tư vấn luật Hôn nhân và gia đình – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Công ty Luật Duy Ích.

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại