Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế năm 2024

Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế năm 2024

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục để người thừa kế được quyền nhận di sản do người mất để lại. Ai được hưởng thừa kế? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích.

Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế 2024
Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế 2024

1. Khai nhận di sản thừa kế là gì?

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác định quyền tài sản do người chết để lại cho người thừa kế được thừa hưởng theo quy định pháp luật 

Theo điều 58 Luật Công chứng 2014 quy định các trường hợp khai nhận di sản thừa kế như sau:

  • Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật; hoặc 
  • Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế 2024
Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế 2024

2. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế năm 2024

2.1 Địa điểm khai nhận di sản thừa kế

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng gồm: văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nơi cư trú cuối cùng có thể là nơi đăng ký tạm trú hoặc nơi người để lại di sản có hộ khẩu tạm trú. 

Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản thì địa điểm thực hiện thủ tục khai nhận di sản là tổ chức hành nghề công chứng nơi có toàn bộ hoặc nơi có nhiều di sản thừa kế nhất.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục thừa kế quyền sử dụng đất

Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế 2024
Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế 2024

2.2 Hồ sơ công chứng khai nhận di sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng, người yêu cầu công chứng khai nhận di sản thừa kế phải chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Bản sao di chúc nếu được thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người để lại di sản nếu chia thừa kế theo pháp luật (giấy khai sinh);
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết…;
  • Giấy tờ nhân thân của người khai nhận di sản thừa kế: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu…;
  • Các giấy tờ về di sản thừa kế: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… các giấy tờ về tình trạng tài sản chung/riêng của người để lại di sản như: bản án phân chia tài sản, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận phân chia tài sản,…nếu người để lại di sản thừa kế là người có vợ, chồng;
  • Giấy ủy quyền (nếu người được hưởng thừa kế vắng mặt phải có giấy ủy quyền cho người khác hoặc các đồng thừa kế còn lại.)…

2.3 Trình tự công chứng khai nhận di sản thừa kế

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu công chứng khai nhận di sản thừa kế chuẩn bị hồ sơ và nộp tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền theo quy định.

Bước 2: Công chứng viên kiểm tra hồ sơ

Khi nhận hồ sơ, Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xem xét  hồ sơ của người yêu cầu công chứng:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì công chứng viên thụ lý và ghi vào sổ công chứng
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng để bổ sung cho hợp lệ 
  • Nếu hồ sơ không có cơ sở để thụ lý giải quyết thì công chứng viên giải thích lý do với người yêu cầu và từ chối nhận hồ sơ khai nhận di sản thừa kế

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản thừa kế

Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và thụ lý, công chứng viên tiến hành niêm yết hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) nơi tạm trú của người đó. Trường hợp di sản để lại là bất động sản thì công chứng viên niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã (phường) nơi có bất động sản. 

Sau 15 ngày niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã (phường), nếu không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. 

Lưu ý: Theo Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định:

  • Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
  • Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

Bước 4: Soạn thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế và ký chứng nhận

Sau khi thủ tục niêm yết hoàn tất, công chứng viên tiến hành giải quyết hồ sơ khai nhận di sản thừa kế:

  • Trường hợp người yêu cầu đã có dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế thì công chứng viên kiểm tra nội dung và hình thức của văn bản. Nếu văn bản khai nhận di sản thừa kế có vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội thì công chứng viên giải thích và yêu cầu người khai nhận di sản thừa kế chỉnh sửa, nếu không đáp ứng thì công chứng viên từ chối giải quyết hồ sơ.
  • Trường hợp chưa có dự thảo thì Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu tuân thủ theo pháp luật, đạo đức xã hội. Sau khi soạn thảo xong, công chứng viên đọc lại cho người yêu cầu xác nhận và hướng dẫn ký vào văn bản khai nhận di sản thừa kế. 

Khi tiến hành ký chứng nhận, công chứng viên yêu cầu người yêu cầu xuát trình các giấy tờ gốc để đối chiếu và ký xác nhận.

Bước 5: Nộp phí và nhận kết quả

Nộp phí theo quy định pháp luật về công chứng, thù lao công chứng và trả lại Văn bản chính khai nhận di sản thừa kế. 

Xem thêm: Quy định về thời hiệu thừa kế theo Bộ luật Dân sự 2015

Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế 2024
Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế 2024

3. Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế 

Luật sư thừa kế bảo đảm quyền và lợi ích của từng chủ thể được hưởng quyền thừa kế, của người quản lý di sản cũng như những người có quan hệ thân thiết với chủ sở hữu tài sản mà họ cũng có thể được hưởng thừa kế thông qua di chúc.

Văn phòng Luật sư Đà Nẵng với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và thực hiện các thủ tục kê khai, phân chia di sản thừa kế và tham gia giải quyết tố tụng tranh chấp về tài sản, xác định hàng thừa kế…  Luật sư chúng tôi hỗ trợ thực hiện các vấn đề sau:

  • Tư vấn lập di chúc hợp pháp;
  • Tư vấn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc;
  • Tư vấn thủ tục từ chối nhận tài sản thừa kế;
  • Tư vấn về thời hiệu thừa kế;
  • ….

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục khai nhận di sản thừa kế của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. 

 

 

 

 

 

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại