Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng năm 2024

Trái phiếu là gì? Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng năm 2024

Trái phiếu chắc hẳn không còn là thuật ngữ quá xa lạ với mọi người, đặc biệt là những ai quan tâm đến thị trường chứng khoán. Trái phiếu là hình thức người đầu tư mua trái phiếu của một tổ chức nào đó phát hành, bằng cách đó nhà đầu tư đã trực tiếp cho Doanh nghiệp vay vốn. Vậy trái phiếu là gì? Những điều kiện nào để chào bán trái phiếu ra công chúng? Cùng tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết dưới đây của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích.

Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng năm 2024
Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng năm 2024

1. Trái phiếu là gì?

Căn cứ khoản 6 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP Hướng dẫn Luật chứng khoán thì: “Trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.”

Khi mua trái phiếu thì nhà đầu tư cho người phát hành vay một số vốn tương ứng với mệnh giá của trái phiếu và nhận được 1 khoản tiền lãi được trả cố định theo thường kỳ không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trái phiếu cũng được phân ra nhiều loại dựa trên các tiêu chí cụ thể như sau:

– Theo người phát hành:

  • Trái phiếu của Chính Phủ: Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động nguồn tiền nhàn rỗi của người dân và các tổ chức. Trái phiếu chính phủ được coi là loại ít rủi ro nhất hiện nay.
  • Trái phiếu Doanh nghiệp: là trái phiếu do Doanh nghiệp phát hành nhằm huy động vốn cho hoạt động kinh doanh. Trái phiếu doanh nghiệp gồm các loại: Trái phiếu doanh nghiệp xanh, trái phiếu chuyển đổi, Trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu kèm chứng quyền. 
  • Trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính: là do ngân hàng và các tổ chức tài chính phát hành nhằm huy động vốn.

 -Theo lợi tức:

  • Trái phiếu có lãi suất cố định: là trái phiếu mà lợi tức được tính cố định theo tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá.
  • Trái phiếu có lãi suất biến đổi: Là trái phiếu mà lợi tức được trả theo từng thời kỳ có lãi suất khác nhau, lãi suất biến đổi theo mức lãi suất tham chiếu.
  • Trái phiếu có lãi suất bằng không: Là trái phiếu không trả lãi, mua vào với mức giá thấp hơn mệnh giá và được nhận lại số tiền đúng bằng mệnh giá khi đáo hạn.

– Theo hình thức trái phiếu: 

  • Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không ghi thông tin của người mua lên sổ sách nhà phát hành
  • Trái phiếu ghi danh: là trái phiếu được ghi thông tin của người mua lên sổ sách nhà phát hành

– Theo tính chất trái phiếu:

  • Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu có kèm theo phiếu cho phép người mua được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
  • Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.
  • Trái phiếu kèm chứng quyền là loại trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của tổ chức phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

– Theo mức độ đảm bảo thanh toán

  • Trái phiếu có bảo đảm là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của tổ chức phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật.
  • Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu không được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của tổ chức phát hành, bên thứ ba hoặc bên bảo lãnh thanh toán mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.

Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2024

Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng năm 2024
Trái phiếu là gì?

2. Điều kiện để chào bán trái phiếu ra công chúng

Theo khoản 3 Điều 15 Luật chứng khoán 2019 thì để doanh nghiệp có thể chào bán trái phiếu ra công chúng cần có các điều kiện sau đây:

  • Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
  • Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm;
  • Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua;
  • Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác;
  • Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
  • Đáp ứng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này; 
  • Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định Điều 19 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP

Thứ nhất, tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận; hoặc

Thứ hai, tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá tính đến thời điểm đăng ký chào bán lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo sau: báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

  • Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán;
  • Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.

Do đó, ngoài việc thoả mãn về vốn điều lệ, về kết quả kinh doanh và về việc huy động, sử dụng vốn, Doanh nghiệp muốn chào bán trái phiếu ra công chúng còn phải thỏa mãn nhiều điều kiện khác nữa. Đó là Doanh nghiệp không được có khoản nợ quá hạn trên 1 năm và phải cam kết thực hiện nghĩa vụ của Doanh nghiệp đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư.

Xem thêm: Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng năm 2024
Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng năm 2024

3. Đặc điểm của trái phiếu

  • Kỳ hạn của trái phiếu: phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn và do Doanh nghiệp phát hành
  • Số lượng phát hành trái phiếu là: tổng số phiếu được Doanh nghiệp phát hành tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn và khả năng huy động của thị trường
  • Đồng tiền phát hành trái phiếu: VNĐ
  • Mệnh giá trái phiếu là: bội số của 100.000 đồng
  • Hình thức phát hành: dưới hình thức bút toán ghi nợ, chứng chỉ hoặc dữ liệu điện tử do Doanh nghiệp quyết định
  • Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu: Có thể xác định lãi suất danh nghĩa của trái phiếu doanh nghiệp theo các hình thức lãi suất thả nổi, lãi suất cố định hoặc kết hợp cả hai.
  • Quyền lợi của nhà đầu tư: được trả lãi suất theo đúng định kỳ không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp và được chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho,…

Xem thêm: Thủ tục phá sản Doanh nghiệp năm 2024

Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng năm 2024
Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng năm 2024

4. Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật doanh nghiệp, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công khách hàng đầu tư về trái phiếu Doanh nghiệp. Chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn về trái phiếu Doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.

Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới doanh nghiệp – đầu tư dưới đây: 

  • Tư vấn thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ…
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh
  • Hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
  • Tư vấn các thủ tục sau khi thay đổi
  • Tư vấn thường xuyên các hoạt động doanh nghiệp

Trên đây là nội dung tư vấn về điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng.

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại