Thủ tục thay đổi vốn điều lệ trong doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có quyền thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp mình để phù hợp và thuận lợi hơn. Vậy việc thay đổi vốn điều lệ luật quy định như thế nào? Trình tự thủ tục ra sao? Doanh nghiệp sau khi thay đổi vốn điều lệ cần lưu ý những gì? Thay đổi vốn điều lệ có hai hình thức chính là tăng vốn điều lệ và giảm vốn điều lệ. Khi thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi nội dung giấy đăng ký doanh nghiệp.

1. HỒ SƠ THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ:

Căn cứ Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ công ty bao gồm:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh (theo mẫu);

– Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;

– Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (chỉ áp dụng đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.)

– Bản sao chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của người nộp hồ sơ;

– Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục (nếu có).

Hồ sơ đăng ký thay đổi giảm vốn điều lệ công ty:

Thành phần hồ sơ, thủ tục của giảm vốn điều lệ tương tự như tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, đối với hồ sơ giảm vốn sẽ kèm theo có Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.

Đối với Công Ty Cổ Phần có vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%, váo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.

Ngoài ra, khi đăng ký giảm VĐL đối với doanh nghiệp kinh doanh Ngành, nghề có điều kiện về Vốn Pháp Định thì doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký thay đổi vốn thấp hơn mức vốn pháp định đối với ngành nghề đó thì đồng thời doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi (bỏ) ngành nghề kinh doanh đó.

Thủ tục, trình tự

1. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN:

– Đối với tăng vốn điều lệ:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ thay đổi vốn điều lệ bằng 1 trong 2 cách sau:

    • Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
    • Nộp trực tuyến

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

    • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo kết quả sau 03 ngày làm việc;
    • Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, cần phải sửa đổi, bổ sung, Phòng đăng ký kinh doanh thông báo cho người nộp hồ sơ biết bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc, thời gian duyệt hồ sơ sẽ bắt đầu tình từ ngày hồ sơ bổ sung mới được nộp;

Bước 3: Nhận kết quả

Trường hợp hồ sơ được chấp thuận, có thể nộp Giấy biên nhận tại bộ phận một cửa để lấy kết quả.

– Đối với giảm vốn điều lệ:

Bước 1: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:

Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố.

Trong vòng từ 03 ngày Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố sẽ có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thủ tục thay đổi giảm vốn điều lệ cho công ty;

Trường hợp từ chối bổ sung vào hồ sơ đăng ký kinh doanh thì Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do, các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có);

Đối với hoàn tất thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh kể từ ngày 01/07/2015 doanh nghiệp sẽ được nhận 02 loại giấy tờ như sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hiện nay chỉ còn 04 nội dung là: Tên công ty; Địa chỉ trụ sở; Vốn điều lệ; Người đại diện theo pháp luật;

–   Giấy xác nhận về việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp. Bao gồm các nội dung: Ngành nghề kinh doanh; Thông tin đăng ký thuế; Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập; Thông tin về người quản lý doanh nghiệp.

Bước 2: Công bố thông tin thay đổi giảm vốn điều lệ trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia

Sau khi thay đổi giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần, doanh nghiệp phải công bố thông tin thay đổi trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi.

Sau khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục Công bố thông tin thay đổi giảm vốn điều lệ công ty cổ phần trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh/thành phố sẽ cấp cho doanh nghiệp Giấy Biên nhận công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Kê khai mẫu 08, Tờ khai thuế môn bài 

Trong trường hợp việc giảm vốn của doanh nghiệp làm giảm mức thuế môn bài doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục như sau:

Kê khai và nộp mẫu 08-MST;

Nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung;

 

Trên đây là ý kiến tư vấn mang tính chất tham khảo. Nếu Quý khách có bất kỳ vướng mắc hoặc cần thêm thông tin chi tiết về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi qua số liên lạc 0912 987 103 hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp tại 76 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Rất mong nhận được sự hợp tác.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn Luật Doanh nghiệp – Công ty Luật Duy Ích tại Đà Nẵng.

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại