NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN THỜ CÚNG
Người để lại di chúc có quyền chọn ra người quản lý di sản thờ cúng, vậy người quản lý di sản thờ cúng có những quyền và nghĩa vụ gì? Hãy cùng Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích tìm hiểu chi tiết về người quản lý di sản thờ cúng trong bài viết này nhé!
1. Khái niệm thờ cúng
Thờ cúng tổ tiên không phải là khái niệm xa lạ đối với người Việt Nam ta. Bởi lẽ nó gắn liền với truyền thống uống nước nhớ nguồn, kính trọng ông bà, cha mẹ, thể hiện lòng thành kính của con cháu, người ở lại đối với người đã mất. Bàn thờ cúng tổ tiên hầu như xuất hiện ở mọi gia đình, không biệt giàu nghèo, sang quý…
Nhiều người cho rằng khi người đã mất ra đi, nhưng linh hồn của họ vẫn còn, mỗi năm đến ngày mất họ sẽ quay lại trần gian gặp con cháu, do đó con cháu sẽ làm lễ cúng bái, làm mâm cỗ để mời ông bà ăn.
Hoặc ta có thể hiểu rằng việc thờ cúng người mất mỗi năm là dịp để con cháu sum vầy, gặp nhau, là ngày để hồi tưởng về người đã mất, để con cháu nhớ đến nguồn cội của mình.
2. Quyền của người lập di chúc (Điều 626 BLDS)
- Theo đó tại Điều 626 BLDS quy định về các quyền của người lập di chúc, trong đó tại khoản 3 của Điều này có nêu rõ quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. Do đó có thể thấy người lập di chúc để lại di sản cho việc thừa cúng là hợp pháp và không trái với quy định của pháp luật
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế năm 2024
Xem thêm: Di chúc là gì? Các trường hợp di chúc vô hiệu theo Bộ luật dân sự 2015
3. Di sản dùng vào việc thờ cúng (Điều 645 BLDS)
- Tại khoản 1 Điều này quy định rõ: Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Do đó thấy rõ người quản lý di sản thờ cúng phải tuân thủ theo di chúc để lại, dùng số tiền, tài sản đó vào đúng mục đích, không được dùng di sản đó để chia thừa kế hay những mục đích khác. Nếu không tuân thủ theo di chúc thì người này sẽ mất quyền quản lý di sản thờ cúng.
- Luật cũng quy định rõ các trường hợp người lập di chúc không chỉ định người quản lý di sản hay tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì xử lý như thế nào, giúp tránh xảy ra tranh chấp không đáng có trong các trường hợp này
- Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
- Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
- Tuy nhiên cần hết sức lưu ý trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. (Khoản 2 Điều 645 BLDS)
Xem thêm: Quy định về di sản thờ cúng năm 2024
Việc thờ cúng theo mong muốn của người lập di chúc là hết sức thiêng liêng và phù hợp với phong tục truyền thống của một quốc gia châu Á như chúng ta, mặc dù đó là văn hóa lâu đời và phù hợp với mong muốn của người đã khuất, không vi phạm pháp luật hay trái với đạo đức xã hội những phải đáp ứng được việc thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó. Ví dụ nếu trước khi mất người lập di chúc có khoản nợ đối với người khác thì sau khi mất, tài sản đó phải được dùng để thanh toán hết phần nợ đó rồi mới có thể dùng để thờ cúng.
4. Dịch vụ tư vấn thừa kế
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan đến thừa kế, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều gia đình hoàn thành thủ tục thừa kế khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ tại công ty của chúng tôi.
Chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.
Trên đây là nội dung về người quản lý di sản thờ cúng của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103;
Bộ phận tư vấn pháp luật – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích.