Quy định về hoạt động góp vốn theo Luật doanh nghiệp 2020

Quy định về hoạt động góp vốn theo Luật doanh nghiệp 2020 

Góp vốn được thực hiện khi thành lập doanh nghiệp hoặc sau khi thành lập tiến hành góp thêm vào vốn điều lệ doanh nghiệp. Thực tế cho thấy kinh doanh bao giờ cũng gắn liền với vốn. Vốn là yếu tố đầu tiên, có vai trò quyết định, có nghĩa là nếu không có vốn thì không thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Vậy góp vốn là gì? Cùng tìm hiểu quy định về góp vốn theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích.

Quy định về hoạt động góp vốn theo Luật doanh nghiệp 2020
Quy định về hoạt động góp vốn theo Luật doanh nghiệp 2020

1. Góp vốn là gì?

Căn cứ khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.” Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn được quy định như sau:

  • Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, góp vốn là chuyển giao tài sản của mình cho người kinh doanh để đổi lại những lợi ích từ việc góp vốn đó. Tài sản góp vốn về nguyên tắc là tất cả các loại tài sản bao gồm: tiền, vàng, ngoại tệ, giá trị sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ,…

Quy định về hoạt động góp vốn theo Luật doanh nghiệp 2020
Quy định về hoạt động góp vốn theo Luật doanh nghiệp 2020

2. Định giá tài sản góp vốn theo Luật Doanh nghiệp 2020

2.1 Định giá tài sản góp vốn

Căn cứ theo Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn được định giá như sau:

  • “Tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
  • Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
  • Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
  • Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
  • Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”

Do đó, các quy định này cho thấy đối tượng là hành vi góp vốn vào công ty phải được định giá, nếu các tài sản đó không phải là tiền. Trên cơ sở định giá như vậy, vốn điều lệ công ty mới được xác định rõ ràng, quyền lợi các bên được đảm bảo đúng mức. 

Việc định giá tài sản cần có sự hợp tác giữa những người có thẩm quyền định giá để đi đến 1 mức giá cụ thể. Tất cả các thành viên đều là người định giá tài sản vốn góp. Nếu những người có thẩm quyền trực tiếp định giá tài sản góp vốn thì họ phải thành lập hội đồng định giá.

Đối với trường hợp công ty tự tiến hành định giá tài sản góp vốn, các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm về giá trị tài sản. Khi xảy ra việc tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với thực tế của nó tại thời điểm góp vốn thì cả người góp vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá.

Như vậy, nguyên tắc định giá tài sản vốn góp Luật Doanh nghiệp đề ra suy cho cùng cũng là trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, cho công ty tiếp nhận vốn và cả bên thứ 3. Do đó, tất cả các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm về giá trị tài sản. Họ phải cùng thỏa thuận định đoạt giá trị của tài sản góp vốn. 

Quy định về hoạt động góp vốn theo Luật doanh nghiệp 2020
Quy định về hoạt động góp vốn theo Luật doanh nghiệp 2020

2.2 Hậu quả pháp lý khi định giá không đúng tài sản góp vốn

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư: “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.”

Như vậy, việc cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thì Doanh nghiệp có thể bị phạt hành chính từ 30.000.000 đồng cho đến 50.000.000 đồng.

Quy định về hoạt động góp vốn theo Luật doanh nghiệp 2020
Quy định về hoạt động góp vốn theo Luật doanh nghiệp 2020

3. Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật liên quan đầu tư, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích đã hỗ trợ thành công nhiều nhà đầu tư về việc góp vốn.

Chúng tôi tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn về góp vốn chuyên nghiệp trước và sau khi thành lập doanh nghiệp. Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường pháp lý, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tốt nhất, tiết kiệm thời gian với chi phí.

Ngoài ra, Văn phòng luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích cung cấp các dịch vụ liên quan tới doanh nghiệp – đầu tư dưới đây: 

  • Tư vấn thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ…
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ thông báo thay đổi giấy phép kinh doanh
  • Hỗ trợ doanh nghiệp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
  • Tư vấn các thủ tục sau khi thay đổi
  • Tư vấn thường xuyên các hoạt động doanh nghiệp

Trên đây là nội dung tư vấn về việc góp vốn để  thành lập công ty của Văn phòng Luật sư Đà Nẵng – Luật Duy Ích. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 091 298 7103.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng.

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại