Ly hôn là việc vợ chồng lựa chọn kết thúc cuộc sống hôn nhân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên ly hôn nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân sự hoặc để đạt mục đích khác thì đều bị xem là ly hôn giả tạo. Vậy ly hôn giả tạo bị xử phạt như thế nào ?
- Ly hôn giả tạo là gì?
Căn cứ khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn giả tạo như sau:
Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Vậy căn cứ theo quy định trên có thể hiểu ly hôn giả là việc chấm dứt hôn nhân không phải vì mâu thuẫn không thể hàn gắn, vợ chồng không còn yêu thương và chung sống một cách hòa thuận với nhau hay mục đích hôn nhân không còn đạt được, mà việc chấm dứt hôn nhân này nhằm:
– Trốn tránh nghĩa vụ tài sản
– Vi phạm chính sách pháp luật về dân số
– Mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân
Vậy với hành vi ly hôn chuyển hết tài sản cho vợ nhằm trốn tránh các nghĩa vụ trả nợ thì được xem là ly hôn giả tạo.
- Ly hôn giả tạo bị phát hiện sẽ xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 và khoản Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định việc xử lý hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn như sau:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;
d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;
đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.
Theo đó người có hành vi ly hôn giả nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sả mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân có thể bị phạt vi phạm hành chính lên tới 20 triệu đồng ngoài ra còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi nêu trên.
- Luật sư tư vấn Hôn nhân và gia đình
- Tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn
- Soạn thảo hồ sơ khởi kiện ly hôn
- Tư vấn quyền nuôi dưỡng con cái khi ly hôn
- Giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Duy Ích – Chi nhánh Đà Nẵng về một số quy định pháp luật liên quan đến ly hôn giả tạo. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua số liên lạc 0912 987 103. Chân thành cảm ơn.
Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty Luật Duy Ích tại Đà Nẵng.