Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam, xét xử ở đâu?

Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam, xét xử ở đâu?

Những năm gần đây, người nước ngoài vào nước ta ngày càng nhiều, nhập cảnh bằng nhiều hình thức và mục đích khác nhau kéo theo các hệ lụy vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, như: trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn lậu, buôn bán hàng cấm, tội phạm sủ dụng công nghệ cao,… gây bức xúc trong nhân dân. Vậy người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam thì xét xử tại đâu? Bài viết dưới đây sẽ nêu quan điểm về nội dung trên.

  1. Căn cứ pháp lí

Điều 5 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về hiệu lực của Bộ Luật Hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam như sau:

“1. Bộ Luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hào xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giai quyết bằng con đường ngoại giao.

  1. Xử lí vi phạm

Theo quy định trên, người nước ngoài khi phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam sẽ bị xử lý theo 1 trong 2 trường hợp:

– Trường hợp 1: Người phạm tội không thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự.

Với trường hợp này, người nước ngoài phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Trường hợp 2: Người phạm tội thuộc đối tượng hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Việt Nam alf thành viên hoặc theo tập quán quốc tế.

Với trường hợp này, vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế có liên quan. Nếu điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của người phạm tội được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Ngoài trường hợp nêu trên, mọi hành vi phạm tội (kể cả người nước ngoài) thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, đều bị xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự của Việt Nam và được xét xử tại tòa án của Việt Nam.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 32 Luật tương trợ tư pháp 2007, trường hợp người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam có thể được dẫn độ về nước họ mang quốc tịch để nước đó truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.

Căn cứ Điều 35 Luật tương trợ tư pháp 2007, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau:

– Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam.

– Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác.

– Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

– Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị.

– Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật tương trợ tư pháp 2007.

– Hành vi mà người bị yêu cầu dẫn độ không phải là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở Việt Nam về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ.

Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ theo quy định nêu trên có trách nhiệm thông báo cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước yêu cầu dẫn độ.

Kết luận: như vậy, mọi hành vi phạm tội (kể cả người nước ngoài) thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, đều bị xử lý hình sự theo Bộ luật Hình sự của Việt Nam và được xét xử tại tòa án của Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế, theo tập quán quốc tế đó, bằng con đường ngoại hoặc căn cứ vào điều kiện dẫn độ có thể được dẫn độ về nước họ mang quốc tịch để nước đó truy cứu trách nhiệm hình sự.

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, Luật Duy Ích – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng cung cấp các dịch vụ pháp lý cần thiết cho khách hàng. Đảm bảo uy tín, bảo mật như:

–           Luật sư tư vấn pháp luật cho người nước ngoài trong lĩnh vực hình sự, thương mại, hôn nhân gia đình…

–           Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại trong giai đoạn xác minh điều tra;

–           Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ, tạm giam tại các cơ quan tiến hành tố tụng Công an, Viện kiểm sát, Tòa án;

–           Luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị hại trong vụ án hình sự.

–           Luật sư tư vấn chính sách pháp luật về việc tha tù trước thời hạn như phạm nhân cải tạo tốt, được đặc xá, ân xá…

Trên đây là ý kiến tư vấn mang tính chất tham khảo. Nếu Quý khách có bất kỳ vướng mắc hoặc cần thêm thông tin chi tiết về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi qua số liên lạc 0912 987 103 hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp tại Tầng 4, Tòa Danabook ,76 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn Luật – Công ty Luật Duy Ích tại Đà Nẵng.

 

 

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại