Viện trưởng Lê Minh Trí nói về “17 trường hợp bị oan” khi điều tra, truy tố

Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 15/9/2022 đã xem xét, cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2022 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, năm 2022, số cuộc kiểm sát trực tiếp tăng 13,8%; số kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm tăng so với năm 2021 và được tiếp thu, thực hiện đạt 99,2%.

Tuy nhiên, vẫn còn “17 trường hợp bị oan” trong giai đoạn điều tra, truy tố thuộc trách nhiệm của VKS, đồng thời vẫn còn để xảy ra trường hợp VKS truy tố nhưng tòa án tuyên không phạm tội. Số án thụ lý giảm, nhưng số vụ bị tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung tăng 30,4%.

Trong giai đoạn xét xử, còn 55 trường hợp viện kiểm sát phải rút một phần quyết định truy tố tại phiên tòa hoặc truy tố không đúng tội danh, không đúng khung hình phạt.

Giải trình sau đó, Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí nhấn mạnh, hiệu quả của cuộc đấu tranh chống tội phạm gắn với yêu cầu bảo vệ quyền con người. Nếu chỉ nhìn vào một vài con số cụ thể so năm này với năm kia thì sẽ không thấy được bức tranh tổng thể của cuộc đấu tranh này.

Ông phân tích: “Trước hết bảo vệ quyền con người chúng ta phải làm, nhưng bảo vệ đại đa số quần chúng nhân dân có cuộc sống bình yên, ổn định xã hội để phát triển, nó hoàn toàn khác chuyện bảo vệ tuyệt đối quyền con người của những người có hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu liên quan đến tội phạm…..

Bởi vì, trong luật tố tụng đã quy định các biện pháp để hạn chế dần quyền của những con người có dấu hiệu phạm tội, người liên quan đến tội phạm. Trong quá trình thực hiện các biện pháp khởi tố, điều tra, truy tố, luật tố tụng cho phép áp dụng biện pháp này để đảm bảo chứng minh được tội phạm, đảm bảo đưa ra xử đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật”.

Viện trưởng Lê Minh Trí cho rằng, áp dụng các biện pháp tố tụng không nên dùng chữ “oan”, bởi vì trong một bản án có hiệu lực thi hành lúc đó mới có tội hay không có tội, mà khi “không tội mà nói có tội mới là oan”

Ông dẫn chứng vụ mua bán ma túy hay vụ cá độ đá gà 50-70 người, “anh đứng đó là anh có liên quan thì tôi phải mời anh lên. Anh có liên quan, có hành vi, dấu hiệu phạm tội thì tôi mời. Anh ở nhà thì tôi đâu có mời”, đến nay không có khiếu kiện về oan sai trong những vụ việc được đình chỉ…

Một năm cả nước có trên 120.000 vụ án hình sự, chỉ có 17 vụ như vậy thì “phải cảm thấy mừng”. “So với năm trước là 15, năm nay là 17. Con số 2 này không nói lên được điều gì cả, bởi vì còn lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, chúng ta sẽ lưu ý, nhưng đừng đánh giá sớm quá thì tạo ra một tâm lý cho anh em trong thực thi nhiệm vụ”, ông bày tỏ.

Lãnh đạo VKSNDTC nhấn mạnh việc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay yêu cầu thực hiện song song giữa chống oan sai và chống bỏ lọt tội phạm. Hai nội dung này có tầm quan trọng “một mười, một chín”.

Về việc tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, ông Trí lý giải đây là hoạt động được luật cho phép. Bởi có nhiều trường hợp khi ra tòa mới có phản cung, có tình tiết mới.

Việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung đã được luật pháp lường trước, cho phép nhằm chống oan sai và bỏ lọt tội phạm.

Phát biểu sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban Tư pháp chịu trách nhiệm tham mưu cho Quốc hội về các báo cáo (trong đó có báo cáo thẩm tra về hoạt động tư pháp), nên khi luật làm báo cáo rất thận trọng.

Về 17 trường hợp bị oan, bà Nga đặt vấn đề có dùng từ “oan” không. Theo Luật Bồi thường nhà nước “đình chỉ điều tra do không có sự việc phạm tội, hành vi không cấu thành tội phạm, hết thời hạn điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện hành vi phạm tội… thì xác định đó là các trường hợp bị oan phải bồi thường”. Cho nên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, việc nói oan hay không đều phải dựa theo luật.

Việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, bà Nga cũng đồng tình cho rằng đây một quy trình bình thường trong hoạt động tố tụng “nếu trả nhiều quá, nếu tòa trả cho Viện yêu cầu khởi tố thêm bị can mới, yêu cầu truy tố thêm hành vi phạm tội mới thì chứng tỏ quá trình kiểm sát, điều tra, quá trình truy tố chất lượng chưa đảm bảo”.

Nguồn: Báo Vietnamnet

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, Luật Duy Ích – Văn phòng Luật sư Đà Nẵng cung cấp các dịch vụ pháp lý cần thiết cho khách hàng. Đảm bảo uy tín, bảo mật.

Dịch vụ của chúng tôi cung cấp cho khách hàng gồm:

– Soạn thảo đơn từ, hợp đồng, các giao dịch kinh tế, thương mại, dân sự khác.…

– Luật sư tư vấn, soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn khách hàng thực hiện công việc liên quan đến các thủ tục hành chính tại các cơ quan chức năng chuyên môn;

– Luật sư tư vấn, soạn thảo, hướng dẫn hồ sơ và giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại tại các cơ quan có chức năng, thẩm quyền giải quyết khiếu nại;

– Luật sư giỏi hỗ trợ, thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp như cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thay đổi Điều Lệ công ty, các loại giấy phép… để doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;

– Luật sư giỏi đại diện thực hiện các công việc theo sự ủy quyền của khách hàng liên quan đến việc đàm phán, ký kết hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh cho đương sự trong các vụ án dân sự (Tranh chấp hợp đồng mua bán, tranh chấp hợp đồng vay tài sản, tranh chấp hợp đồng đặt cọc, tranh chấp hợp đồng thuê nhà, tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ); Giải quyết tranh chấp về lao động (Tranh chấp về tiền lương, Tranh chấp về tiền trợ cấp thôi việc, tranh chấp về tiền trợ cấp mất việc, tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng,…);  Hôn nhân và Gia đình (Tranh chấp về tài sản chung sau ly hôn, tranh chấp ai có quyền nuôi con, tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng,…); Giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai (Tranh chấp về lối đi liền kề, tranh chấp về ranh giới đất, …); Giải quyết tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp;…

– Luật sư giỏi về lĩnh vực hình sự: Tư vấn các quy định pháp lý liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, bị cáo; Hỗ trợ tham gia vào các giai đoạn tố tụng để làm rõ hành vi phạm tội và đưa ra các bằng chứng giảm nhẹ tội cho thân chủ từ các giai đoạn: điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử vụ án; Tư vấn, hướng dẫn, đưa ra phương án khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội cho thân chủ; Thu nhập tài liệu, chứng cứ, tình tiết giảm nhẹ hoặc tìm bằng chứng ngoại phạm nếu khách hàng có hiệu bị oan sai, tìm ra sự thật khách quan của vụ việc; Luật sư tư vấn hướng dẫn bị can, bị cáo các chính sách khoan hồng, chính sách ân xá, đặc xá, cho mãn hạn tù trước thời hạn; Luật sư tham gia vụ án tiến hành tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo giảm nhẹ tội danh;…

Trên đây là ý kiến tư vấn mang tính chất tham khảo. Nếu Quý khách có bất kỳ vướng mắc hoặc cần thêm thông tin chi tiết về vấn đề trên hãy liên hệ với chúng tôi qua số liên lạc 0912 987 103  hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp tại 76 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ. Rất mong nhận được sự hợp tác.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn Luật – Công ty Luật Duy Ích tại Đà Nẵng.

Công ty luật Duy Ích

Công ty Luật Duy Ích với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong việc tư vấn và thực hiện các thủ tục cho doanh nghiệp, đại diện và tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan trong các lĩnh vực như đất đai, lao động…

nhắn tin facebook
nhắn tin facebook
icon zalo
icon zalo
icon zalo
nhắn tin facebook
0912 987 103 gọi điện thoại